Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 28/04/2024 13:25 (GMT+7)

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung

Theo dõi GĐ&PL trên

Mọt số thói quen đơn giản nhưng giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, phát triển trí não tốt.

Nhắc đến việc học, nhiều người cho rằng phải thể hiện nghị lực, chạy đua với thời gian để học thì mới trở thành học sinh ưu tú.

Trên thực tế, việc học có thể rất dễ dàng, bởi nhiều trường hợp đứa trẻ vừa có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi vẫn học tập tốt. Đôi khi quá chăm chỉ có thể vô tình tiêu tốn nhiều năng lượng tinh thần, khi mất kiểm soát ý chí, trẻ sẽ dễ bỏ cuộc.

Nhiều học giả hàng đầu biết dừng lại và chủ động nghỉ ngơi trước khi cảm thấy mệt mỏi để dự trữ năng lượng. Nếu trẻ em có thể phát triển 5 thói quen này trong cuộc sống, vận dụng vừa học vừa chơi sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung và trí thông minh tốt.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 1

Đi dạo

Đi bộ là một bài tập thể dục nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cải thiện lưu thông máu và cung cấp nhiều oxy hơn cho não. Vì vậy, nếu trẻ đi bộ 15-30 phút vào buổi sáng hoặc sau giờ học trước khi học thì khả năng tập trung sẽ được cải thiện.

Đồng thời, vận động đúng cách có thể kích hoạt não bộ và cung cấp năng lượng ổn định, lâu dài cho công việc tiếp theo.

Trên thực tế, nhiều người có thói quen tập thể dục hàng ngày. Nhà triết học Kant đi bộ vào một thời điểm cố định mỗi ngày. Nhà văn nổi tiếng Haruki Murakami bắt đầu viết lách sau khi chạy bộ hàng ngày, dù nắng hay mưa, trong suốt 20 năm.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 2

Vận động đúng cách có thể kích hoạt não bộ và cung cấp năng lượng ổn định.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 3

Ngồi thiền

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi con người không làm gì, não sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Vì não có mạng chế độ mặc định (DMN) nên sẽ hoạt động tự phát ngay cả khi không nhận nhiệm vụ nào, tiêu tốn 60-80% năng lượng.

Nói cách khác, giống như một chiếc điện thoại thông minh tự động cập nhật phần mềm, DMN không bị điều khiển bởi ý chí và có thể tự vận hành, đồng bộ hóa tất cả các khu vực của não bộ.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 4
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chọn tư thế ngồi thiền thoải mái.

Đôi khi chúng ta có thể cảm nhận thấy, dù bản thân ở nhà không làm gì cả nhưng vẫn nhận thấy rất mệt mỏi. Nguyên nhân là do DMN một ngày quá tải và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Thiền có thể giúp chúng ta tập trung vào hơi thở, ngừng chế độ DMN và giảm bớt gánh nặng cho não bộ.

Thiền rất đơn giản và hầu như không tốn kém, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chọn tư thế ngồi thoải mái, ngồi xếp bằng trên thảm, duỗi thẳng lưng, sau đó hít thở sâu 5 hơi, nhắm mắt lại.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 5

Nhai chậm khi ăn

Để ngủ thêm vài phút, nhiều người chỉ ăn vài miếng bữa sáng rồi ra ngoài, khiến bản thân cảm thấy buồn ngủ cả buổi sáng.

Trên thực tế, càng thức dậy đúng giờ vào buổi sáng thì càng giúp bữa ăn ngon miệng hơn. Bởi mỗi khi chúng ta nhai, các mạch máu ở dây chằng nha chu hoạt động như một chiếc máy bơm đưa máu lên não. Điều này có nghĩa là nhai càng nhiều lần thì lượng oxy được cung cấp cho não càng nhiều, sức sống của não càng cao.

Nghiên cứu cho thấy rằng cứ mỗi miếng thức ăn được nhai, 3,5 ml máu sẽ được đưa lên não.

Vì vậy, nếu muốn đầu óc tỉnh táo và học tập hiệu quả hơn, bố nên hướng dẫn trẻ nhai chậm thực ăn và đảm bảo trẻ nhai một bữa ít nhất 10 phút.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 6

Hướng dẫn trẻ nhai chậm thức ăn sẽ tốt hơn cho quá trình phát triển não bộ.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 7

Hãy mạnh dạn và thử những điều mới

Khi trẻ thử những điều mới, não sẽ tiết ra một lượng lớn acetylcholine vì nhận được sự kích thích mới.

Chất dẫn truyền thần kinh này có thể nâng cao tâm trạng, đưa bộ não vào trạng thái phấn khích, đồng thời tăng khả năng tập trung và sáng tạo của trẻ.

Vì vậy, nên khuyến khích trẻ thử những điều mới, chẳng hạn như thử món ăn mới, đi những con đường và ngắm nhiều khung cảnh khác nhau, điều này có thể kích hoạt acetylcholine.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 8

Ngủ trưa

Một nghiên cứu của NASA cho thấy khả năng tập trung của con người được cải thiện tới 54% sau khi ngủ trưa 26 ​​phút. Điều này cho thấy giấc ngủ ngắn trong khoảng 20-30 phút có lợi cho sự phục hồi và làm mới tinh thần của trẻ sau cả buổi sáng đi học.

Sau cả buổi sáng hoạt động và học tập, các em thường trở nên mệt mỏi và cảm thấy kiệt sức. Ngủ trưa trong khoảng thời gian ngắn và hợp lý có thể giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và làm mới não bộ.

Khi ngủ, máu được cung cấp đến não bộ một cách tốt hơn, giúp cải thiện khả năng tập trung, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ trở nên sáng tạo, sảng khoái và có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn sau khi thức dậy.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 9
Giấc ngủ ngắn trong khoảng 20-30 phút có lợi cho sự phục hồi và làm mới tinh thần của trẻ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giấc ngủ ngắn trong khoảng 20-30 phút là lý tưởng cho việc phục hồi chức năng não. Nếu giấc ngủ trưa kéo dài quá lâu, hiệu quả phục hồi chức năng não có thể bị giảm sút.

Việc ngủ quá lâu trong giờ trưa có thể làm cho trẻ cảm thấy buồn ngủ và mất thời gian để hồi phục sau khi thức dậy. Do đó, hãy cố gắng giới hạn thời gian ngủ trưa của trẻ trong khoảng 20-30 phút để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho sự phục hồi não bộ và giấc ngủ đêm tốt hơn.

5 thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ dễ dàng cải thiện khả năng tập trung - 10

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.