Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/01/2021 06:51 (GMT+7)

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo dự đoán của nguyên Tổng cục trưởng Vận tải Hàng không thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia, có 3 nguyên nhân có thể gây ra vụ rơi máy bay thảm khốc.

Thứ Bảy (9/1) vừa qua, chiếc máy bay Boeing 737-500 mang số hiệu SJ182 của hãng hàng không Indonesia Sriwijaya Air, chở 62 hành khách và phi hành đoàn mất liên lạc với đài không lưu chỉ 4 phút sau khi cất cánh từ Jakarta để đi Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan.

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc Ảnh 1
Các nhân viên cứu hộ kiểm tra các vật dụng và mảnh vỡ được thu hồi tại cảng ở Jakarta vào Chủ nhật (10/1) trong chiến dịch tìm kiếm chuyến bay mang số hiệu SJ182 của Sriwijaya Air, bị rơi sau khi cất cánh từ Jakarta hôm thứ Bảy (9/1). (Ảnh: AFP-JIJI)

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc. Theo ông Soerjanto Tjahjono, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia (KNKT), các cơ quan chức năng Indonesia đã xác định được vị trí hộp đen máy bay nằm dưới độ sâu 23m ở vùng biển Vạn Đảo, ngoài khơi Jakarta và đang nỗ lực để trục vớt hộp đen.

“Chúng tôi đã xác định được vị trí của cả hai chiếc hộp đen. Các thợ lặn sẽ bắt đầu tìm kiếm chúng ngay bây giờ. Hy vọng không lâu nữa chúng ta sẽ vớt được chúng lên”, ông Tjahjono cho biết.

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc Ảnh 2
Túi đựng thi thể người được tìm thấy sau vụ tai nạn. Quá trình xác định danh tính sẽ bắt đầu từ hôm nay (11/1), với một số mẫu ADN được lấy từ gia đình các nạn nhân. (Ảnh: AGENCE FRANCE-PRESSE)

Theo nhà quan sát hàng không Budhi Muliawan Suyitno, Nguyên Tổng cục trưởng Vận tải Hàng không thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia, để kiểm tra dữ liệu chuyến bay và tìm ra nguyên nhân chính xác vụ tai nạn ít nhất cũng mất hàng tháng.

Tuy nhiên, ông dự đoán có 3 nguyên nhân có thể gây ra vụ rơi máy bay thảm khốc vào hôm thứ Bảy vừa qua, trong đó bao gồm: lỗi do con người, kỹ thuật hoặc thời tiết, theo TribunNewsmaker.

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc Ảnh 3
Lực lượng cứu hộ Indonesia kiểm tra một túi thi thể được cho là chứa một phần cơ thể của các nạn nhân thuộc chuyến bay mang số hiệu SJ182 của Sriwijaya Air bị rơi xuống biển, tại cảng Cảng Container Quốc tế ở Jakarta, Indonesia, 10/1/2021. (Ảnh: REUTERS / Ajeng Dinar Ulfiana)

Theo ông Suyitno để xác định nguyên nhân vụ rơi máy bay Sriwijaya trên đường bay Jakarta-Pontianak, người ta phải xem xét toàn bộ vì bằng chứng tìm thấy từ hiện trường vẫn còn rất ít.

Tuy nhiên, ông nói, nếu nhìn vào dữ liệu ban đầu, chiếc máy bay Sriwijaya gặp nạn đã hoạt động hơn 26 năm.

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc Ảnh 4
Lực lượng cứu hộ Indonesia vớt được mảnh vỡ máy bay bị rơi xuống biển hôm 9/1. (Ảnh: Oscar SiaGian / Getty Images)

"Chúng ta có thể điều tra hồ sơ theo dõi của chiếc máy bay này, từ hoạt động cho tới việc bảo dưỡng, cho dù điều đó có được thực hiện một cách nhất quán hay không", ông giải thích. "Hơn nữa, trong trận đại dịch COVID-19 này, nhiều máy bay đã không hoạt động trong một khoảng thời gian". Theo ông Suyitno, điều này có thể được kiểm tra trong sổ bảo dưỡng và vận hành máy bay.

Bên cạnh đó, ông Suyitno cũng đề xuất kiểm tra khóa huấn luyện mới nhất do các phi công lái máy bay Sriwijaya Air SJ182 thực hiện. “Vì vậy, vẫn có rất nhiều giả định,” ông giải thích.

3 nguyên nhân có thể là 'thủ phạm' khiến máy bay Indonesia gặp tai nạn thảm khốc Ảnh 5
Hải quân Indonesia trục vớt các mảnh vỡ được cho là của chiếc Boeing 737-500 của Sriwijaya Air. (Ảnh: Reuters)

Ngoài ra, cũng không thể loại trừ yếu tố thời tiết. Được biết, trước khi khởi hành, chuyến bay định mệnh đã bị hoãn 30 phút do thời tiết xấu.

Câu trả lời cho nguyên nhân vụ tai nạn phải chờ vào kết quả điều tra của Ủy ban Tai nạn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia sau khi phân tích dữ liệu chuyến bay trong hộp đen. Quá trình này thường mất từ 9-18 tháng.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.