3 điều cần làm, đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ vượt qua 12 năm học đạt học sinh xuất sắc
Hướng dẫn vừa phải và buông bỏ có chừng mực là chiến lược tốt nhất.
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, những năm học tiểu học là “giai đoạn vàng” để đạt được thành tích tốt. Đặc biệt, những trẻ học giỏi trở thành “ngôi sao nhỏ” mà bố mẹ tự hào. Mỗi điểm cao trong học bạ dường như báo hiệu tương lai tươi sáng. Những buổi lễ khen thưởng, lời khen ngợi từ thầy cô, và ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè tạo nên một bầu không khí phấn khởi, khích lệ trẻ nỗ lực hơn nữa.
Tuy nhiên, khi trẻ bước vào giai đoạn cấp 2 và 3, áp lực học tập gia tăng rõ rệt. Chương trình học trở nên khó khăn hơn, yêu cầu tư duy phản biện và khả năng tự học cao hơn. Nhiều trẻ bỗng chốc cảm thấy choáng ngợp trước khối lượng kiến thức và sự cạnh tranh gay gắt từ bạn bè. Đây chính là khoảnh khắc “ngược dòng” mà nhiều bậc phụ huynh không thể ngờ tới. Những em từng là "ngôi sao" có thể cảm thấy áp lực, lo lắng và thậm chí là thất vọng khi không còn giữ được thành tích học tập như trước.
Tình trạng này ảnh hưởng đến kết quả học tập, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi áp lực học tập quá lớn, trẻ có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, và cảm giác không đủ khả năng. Điều này dễ dẫn đến việc trẻ mất động lực học tập, thậm chí có thể gây ra những vấn đề về tâm lý.
Vì vậy, các chuyên gia nhắc nhở có 3 điều bố mẹ cần lưu ý để trẻ vẫn đảm bảo học tập tốt trong giai đoạn chuyển tiếp này.
Điểm số không phải là tất cả, hiệu quả học tập mới là mấu chốt
Nội dung ở các lớp dưới tiểu học tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển ban đầu về trí tuệ của trẻ. Đây là thời điểm mà trẻ hình thành những nền tảng căn bản cho việc học tập sau này, từ việc nhận biết chữ cái, số đếm cho đến việc phát triển kỹ năng tư duy logic. Được xem như là những viên gạch đầu tiên trong nền tảng học vấn, yếu tố quyết định đến khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức trong các giai đoạn sau.
Nếu bố mẹ yêu cầu trẻ theo đuổi điểm số cao trong giai đoạn này, không chú trọng rèn luyện khả năng học tập và tư duy độc lập, có thể bỏ lỡ một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất. Việc quá chú trọng đến điểm số có thể dẫn đến áp lực không cần thiết, trẻ cảm thấy học hành trở thành gánh nặng thay vì là niềm vui.
Thay vì dành nhiều thời gian để đến các lớp học thêm, điều nên làm là giúp trẻ phát triển là nâng cao hiệu quả học tập. Bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng thói quen học tập tích cực, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
Ví dụ, một số phụ huynh sắp xếp cho con nhiều lớp ngoại khóa học vượt quá độ tuổi, việc quá tải với lịch học khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Thay vào đó, trẻ cần những trải nghiệm học tập thú vị và phong phú, từ việc khám phá thiên nhiên, tham gia các hoạt động nghệ thuật cho đến việc chơi các trò chơi trí tuệ.
Kỳ vọng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ
Đôi khi, sự kỳ vọng cao của bố mẹ có thể khiến trẻ mất động lực, thậm chán nản. Những bậc phụ huynh thường đặt mục tiêu cao cho con cái, hy vọng sẽ trở thành người dẫn đầu trong tương lai. Lấy ví dụ, đứa trẻ học rất giỏi khi còn nhỏ, nên bố mẹ kỳ vọng con vào đại học nổi tiếng, trường điểm. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng thuận lợi như kỳ vọng. Dù vẫn chăm chỉ học tập nhưng điểm không còn thuộc loại tốt nhất như trước, sự kỳ vọng dó dần dần trở thành gánh nặng vô hình.
Khi áp lực và mong đợi ngày càng gia tăng, đứa trẻ ngày càng trở nên lo lắng, phải gánh vác trách nhiệm quá lớn. Sự lo âu này ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, cả tâm lý và sức khỏe. Cuối cùng, trẻ mất tự tin do liên tục nghi ngờ bản thân, cảm thấy rằng mình không đủ giỏi để đáp ứng kỳ vọng.
Có câu nói “đẩy cây con ra để kích thích tăng trưởng”, mô tả chính xác tình trạng này. Những kỳ vọng và áp lực quá mức thường khiến trẻ mất thăng bằng trong tăng trưởng, từ đó dẫn đến đi ngược lại kỳ vọng.
Giáo dục không chỉ là sự cạnh tranh về điểm số mà còn là quá trình trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm dần dần. Nếu thúc đẩy trẻ quá nhanh, có thể rơi vào môi trường chưa quen thuộc, không thể thích nghi kịp thời. Thay vì phát triển một cách tự nhiên, trẻ cảm thấy áp lực và mệt mỏi, dẫn đến việc không còn hứng thú với việc học và khám phá.
Khen ngợi quá mức và “giáo dục vượt trội” không phải là chiến lược tốt
Một số phụ huynh thậm chí còn bắt đầu hướng dẫn con học Olympic Toán và Tiếng Anh nâng cao ngay từ những năm tiểu học. Nhìn bề ngoài, những biện pháp như vậy có vẻ mang lại cho trẻ em những “giáo dục tiên tiến” hơn, nhưng việc tham gia các chương trình học thuật ở mức độ cao mà không có nền tảng vững chắc, tạo ra áp lực phải đạt được thành tích xuất sắc trong khi trẻ chưa thực sự hiểu bản chất của kiến thức.
Khen ngợi quá mức và giáo dục nâng cao sớm thường khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá và thành tích bên ngoài. Sự phụ thuộc này hạn chế khả năng sáng tạo, gặp khó khăn trong việc đối mặt với thất bại, vì không biết cách xử lý cảm xúc.
Vì vậy, khi đối mặt với việc trẻ chuyển tiếp cấp THCS, bố mẹ nên điều chỉnh kỳ vọng và phương pháp học tập của con. Cấp THCS không chỉ là giai đoạn học tập căng thẳng, thời điểm trẻ bắt đầu hình thành những quan điểm và giá trị riêng.
Điểm số không phải là tiêu chí duy nhất, trau dồi khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề độc lập là mục tiêu cơ bản của giáo dục. Bố mẹ nên nhấn mạnh rằng việc học không chỉ là để lấy điểm mà còn là để hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng, việc so sánh chỉ tạo ra áp lực không cần thiết. Những lời khen ngợi và áp lực quá mức sẽ chỉ khiến trẻđánh mất chính mình và trở thành công cụ theo đuổi sự “hoàn hảo”. Trẻ cần được khuyến khích phát triển theo cách riêng, cảm thấy tự tin, nhận ra giá trị của bản thân không chỉ dựa trên thành tích học tập.
Hướng dẫn vừa phải và buông bỏ có chừng mực là chiến lược tốt nhất giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Thay vì áp đặt những kỳ vọng cao, hãy tạo ra môi trường học tập tích cực, thoải mái để khám phá và thử nghiệm.