3 đặc điểm ngoại hình trẻ thông minh, em bé biết cười sớm có IQ cao và may mắn hơn người
Có 3 đặc điểm về ngoại hình là dấu hiệu cho thấy em bé thông minh.
Nhiều người cho rằng, cấu trúc não của những người có chỉ số IQ cao dường như có sự khác biệt so với cấu trúc não của người bình thường, và quan điểm tinh thần của họ cũng rất khác.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng não bộ của những cá nhân này có thể có sự phát triển vượt trội ở một số vùng nhất định, như vỏ não trước trán, nơi liên quan đến khả năng tư duy phức tạp, lập kế hoạch và ra quyết định.
Theo quan niệm của người xưa, trẻ có chỉ số IQ cao có thể quan sát thông qua một số đặc điểm ngoại hình, chẳng hạn như đôi mắt sáng, vầng trán cao...
Trán rộng
Một người có vầng trán đầy đặn và rộng mang lại cho chúng ta cảm giác khỏe mạnh và thông minh.
Mức độ IQ phụ thuộc vào kích thước của bộ não. Nhà thần kinh học John Medina đã đề cập rằng “20% sự khác biệt về chỉ số IQ của mỗi cá nhân có liên quan đến kích thước não và kích thước của vỏ não trước trán là đặc biệt quan trọng ”.
Thùy trán trước là trung tâm tư duy của não, được dùng để giải quyết vấn đề, diễn giải cảm xúc, lập kế hoạch cho tương lai và tham gia vào các hoạt động tư duy sáng tạo khác.
Vì vậy, ở một mức độ nào đó, trán càng to thì bé càng thông minh.
Tất nhiên, bộ não dựa trên nguyên tắc “không dùng thì mất”, não bộ cũng có độ dẻo nhất định, và độ dẻo là mạnh nhất trong giai đoạn thơ ấu. Vì vậy, việc xây dựng trí não cần được kích thích thùy trán trước.
Ví dụ, hãy đồng cảm hơn với con, phản hồi kịp thời, đặc biệt là để trẻ làm những việc mà bản thân có thể.
Đối với trẻ 2 hoặc 3 tuổi, hãy để trẻ xếp những cuốn sách tranh, đọc sách và sắp xếp đồ chơi về chỗ cũ. Đới với trẻ mầm non, hãy để trẻ tự mang giày, quần áo, gấp quần áo, bỏ quần áo bẩn vào giỏ đựng, đặt bát đĩa, đũa vào một chỗ.
Nói tóm lại, khi đứa trẻ lớn lên và tiếp tục mở rộng nội dung công việc nhà, thùy trước trán có thể được rèn luyện tốt. Tất nhiên, đọc sách trước khi đi ngủ cũng là một hình thức rèn luyện tuyệt vời.
Đôi mắt sáng
Nhiều người thường thích dùng “ đôimắt lanh lợi” để miêu tả một người sáng suốt và nhạy bén. Trên thực tế, mắt và não bổ sung cho nhau.
Khoảng 80% thông tin trong não được đưa vào não qua mắt và chuyển đến thùy chẩm (trung tâm thị giác) để xử lý.
Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy một quả táo, hình ảnh được chụp bởi mắt trái và mắt phải hơi lệch nhau một chút. Chỉ khi hai hình ảnh được gửi đến não cùng lúc và chuyển đến trung tâm thị giác để xử lý, chúng ta mới có thể nhìn thấy hình ảnh quả táo đỏ ba chiều.
Nếu đôi mắt của trẻ có khả năng nhận thức sự vật rất mạnh thì bất cứ điều gì trẻ nhìn thấy đều được phản hồi lại não một cách chính xác và nhanh chóng.
Khả năng nhận thức thị giác xuất sắc giúp trẻ thoải mái hơn dù học hay làm gì.
Khi vẽ, trẻ có thể dễ dàng vẽ ra bức tranh mà mình muốn phác thảo; khi viết có thể đặt bút xuống và viết chữ một cách chính xác. Hay khi đọc, trẻ có thể rút ra những thông tin chính một cách nhanh chóng hơn, hiểu được ý đồ của tác giả.
Tóm lại, nhận thức trực quan tốt có thể mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống và học tập của trẻ.
Sự phát triển cao nhất của thùy chẩm là trước 4 tuổi. Thực hiện rèn luyện theo dõi trong vòng 6 tháng sau khi sinh, như chơi gấp giấy, xếp hình, chơi cờ vua, giải câu đố và các trò chơi giáo dục khác có thể giúp trẻ phát triển một “đôi mắt sáng” đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển vỏ não trước trán.
Luôn nở nụ cười trên môi
Nhiều người tin rằng, những đứa trẻ thích cười không chỉ may mắn mà còn thông minh hơn.
Có một hạch hạnh nhân trong não chịu trách nhiệm kiểm soát các cảm xúc như vui, giận, buồn. Khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, khu vực này sẽ phản ứng, kích thích vỏ não vành trước (ACC) gần đó, tạo ra nụ cười.
Khi chúng ta cảm thấy phấn khích, ACC cũng sẽ được kích hoạt, tiết ra beta-endorphin có tác dụng xoa dịu, ổn định tinh thần và mang lại hạnh phúc.
Vì vậy, mỉm cười có thể giúp trẻ trau dồi thái độ và cải thiện tinh thần tích cực.
Chúng ta có các tế bào thần kinh phản chiếu trong não phản ứng khi chúng ta cư xử giống như những người khác.
Nếu trẻ cười khi nhìn thấy người khác, điều đó có nghĩa là người chăm sóc cũng thích cười. Đồng thời, cũng cho thấy người chăm sóc mang đến cho trẻ tình bạn đồng hành, cảm thấy an toàn, hài lòng.
Bộ não tìm kiếm sự sống sót trước tiên, sau đó là những thứ khác. Khi trẻ cảm thấy an toàn và thoát khỏi mọi sự can thiệp về mặt cảm xúc, ó thể bình tĩnh khám phá thế giới, những lĩnh vực mới, phát triển những khả năng mới và cải thiện trí thông minh.
Mặc dù có thể quan sát mức độ thông minh của trẻ qua ngoại hình, nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất. Quá trình rèn luyện trí tuệ còn ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như môi trường giáo dục, sự nuôi dưỡng và trải nghiệm sống...