Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/11/2020 07:31 (GMT+7)

Yêu cầu các tỉnh và bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó bão VAMCO

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 11/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các phương án ứng phó bão Vamco.

Theo đó trong Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 11/11, bão Vamco ở khoảng 14,6 độ vĩ bắc; 123,5 độ kinh đông, cách phía nam đảo Luzon (Philippines) khoảng 200 km về phía Đông Đông Nam; gió cấp 12, giật cấp 15.

Yêu cầu các tỉnh và bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó bão VAMCO - Luật sư Việt Nam Online
Nước sông dâng nhanh khiến nhiều nơi trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế bị ngập lụt, nước tràn vào nhà dân.

Dự báo trong 12-24 giờ tới, bão di chuyển nhanh và vào Biển Đông với cường độ rất mạnh cấp 12, giật cấp 15. Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp và có khả năng ảnh hưởng tới khu vực miền trung vào sáng 15/11.

Để chủ động ứng phó với bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nội dung:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới từ vĩ tuyến 13,0 đến 18,0 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 117,0 đến 120,0 độ kinh đông và sẽ được điều chỉnh tại các bản tin tiếp theo của cơ quan dự báo.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền và tại các khu neo đậu.

Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án bảo đảm an toàn, sơ tán dân, khách du lịch trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển; hoạt động kinh tế, khai thác dầu khí trên biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ Ngoại giao liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ để hỗ trợ phương tiện, tàu thuyền và ngư dân ta vào tránh trú bảo đảm an toàn.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của bão để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Toán Tiếng Anh: Cầu nối học thuật cho học sinh Việt Nam
Mô hình đào tạo Toán Tiếng Anh tại Việt Nam là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với kiến thức toán học quốc tế. Hình thức này vừa củng cố khả năng suy luận vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ cho các em, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tri thức toàn cầu.