Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/12/2021 15:40 (GMT+7)

Ý nghĩa của 12 chữ số trên căn cước công dân gắn chip

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 thì số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân, được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân.

Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân nêu rõ dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, 12 con số này đều có ý nghĩa riêng, cụ thể:

Ba chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Ví dụ: TP. Hà Nội là 001, Hải Phòng có mã 031, TP. HCM là 079,...

Một chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân. Cụ thể, mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau:

- Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

- Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

- Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

- Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

- Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

Hai chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân, được thể hiện bằng hai số cuối năm sinh của công dân. Chẳng hạn, công dân sinh năm 1998 thì mã năm sinh của công dân sẽ là 98.

Sáu chữ số tiếp theo là khoảng số ngẫu nhiên (012345; 999999...).

Như vậy, khi nhìn vào số thẻ căn cước công dân của một người sẽ biết được ba thông tin của người đó, gồm: nơi công dân đăng ký khai sinh, giới tính và năm sinh.

Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an đã tổ chức vận hành chính thức hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và đã trả hơn 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân. 

Cũng theo Bộ Công an, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,…

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...