Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 03/12/2022 08:05 (GMT+7)

“Vòi bạch tuộc” F88 – Bài 3: Đoạn cuối con đường là Ngân hàng CIMB

Theo dõi GĐ&PL trên

(Ngày Nay) - Sau khi “xà quần” khắp Thế giới Di động, Điện máy xanh trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi quyết định quay lại vay tiền tại chính chủ F88 (cửa hàng đã nêu ở bài 2, ở TP.Thủ Đức).

“Vòi bạch tuộc” F88 – Bài 3: Đoạn cuối con đường là Ngân hàng CIMB ảnh 1
Để làm sáng tỏ các góc khuất, phóng viên quyết định thực hiện một khoản vay tại F88.

F88 làm trung gian, “mượn đầu heo nấu cháo”

Sau khi cung cấp lại các thông tin cần thiết, để có thông tin đầy đủ, chúng tôi đồng thuận để nhân viên F88 làm thủ tục vay. Nhân viên nhập tất cả lên hệ thống, F88 xuất ra một bảng chi tiết thanh toán. Tại cửa hàng này, phóng viên chỉ được định giá vay 14.200.000 (như đã nêu ở bài 2). Tuy nhiên, một số khoản tiền bảo hiểm khác xuất hiện làm con số đội lên thành hơn 15.736.000 đồng, chênh lệch 1.536.000 đồng.

Trong bảng thống kê còn có các phần: Lãi là 1.10%/tháng, Phí KGHH là 624.000 đồng/tháng và để trống hai phần Phí thẩm định và Phí QLTS. Như đã nói ở bài 1, tiền lãi của F88 thể hiện qua 4 khoản trong phần lý do nộp “Đóng lãi vay cho hợp đồng số....”: Thứ nhất là Trả tiền lãi trong hạn. Thứ hai là Phí thẩm định điều kiện cho vay. Thứ ba là Phí quản lý tài sản cầm cố. Thứ tư là Thuế.

Cộng hết tất cả các khoản này lại, F88 gọi chung đó là “Chi phí vay”. Chi phí vay chúng tôi phải trả cho khoản vay nói trên dao động từ hơn 518.000 đồng đến hơn 950.000 đồng.

- “Chi phí vay là gì mà cao vậy em?”, phóng viên thắc mắc.

- “Là tiền lời”, nhân viên đáp lại.

Với tổng số tiền hơn 15.736.000 đồng, mỗi tháng người vay phải trả từ hơn 1.920.000 đến hơn 2.170.000 đồng, cả gốc và lời. Sau 12 tháng, tổng số tiền đội lên hơn 24.500.000 đồng, chênh lệch hơn 8.830.000 đồng so với tiền gốc.

Nếu tính ra lãi cầm cố tại cửa hàng cầm đồ hay các doanh nghiệp tài chính thì tiền lời F88 đưa ra khác nào cho vay “cột điện”, kiểu bốc bát họ mỗi tháng phải trả góp, nên phần chênh lệch thực tế rất cao.

“Vòi bạch tuộc” F88 – Bài 3: Đoạn cuối con đường là Ngân hàng CIMB ảnh 2
Hợp đồng được ký với Ngân hàng CIMB Việt Nam.

Đoạn cuối là Ngân hàng CIMB

Sau khi giải đáp các thắc mắc khó hiểu, nhân viên F88 cho biết: “Bây giờ bên em (F88) liên kết với Ngân hàng CIMB Việt Nam để cho vay. Hợp đồng anh sẽ ký online với ngân hàng này”. Đoạn rồi, nhân viên lấy ra một số giấy tờ và đề nghị phóng viên ký vào giấy đề nghị vay tại Ngân hàng CIMB Việt Nam để tải lên hệ thống; đồng thời đưa thêm một hợp đồng ký gửi tài sản với F88, trong hợp đồng có đoạn: “Bên cho vay là Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam”.

Phóng viên thực hiện các bước theo hướng dẫn. Nhân viên hoàn tất các bước tiếp theo. Một tin nhắn từ đầu số CIMB Bank gửi đến số điện thoại của phóng viên với nội dung: “Vui lòng ấn vào đường link https://octo.cimbbank.com.vn/..., để xem và ký hồ sơ vay (viết không dấu - PV)”.

Đường link này dẫn đến trang web của Ngân hàng CIMB Việt Nam, một hợp đồng điện tử hiển thị trên màn điện thoại. Theo thông tin trên hợp đồng, tổng khoản vay là hơn 15.736.000 đồng, bao gồm: Số tiền vay tiêu dùng là 15.000.000 đồng và Số tiền vay thanh toán phí bảo hiểm là hơn 736.000 đồng. Thời hạn vay là 12 tháng, mức lãi suất là 15,5%.

Nhân viên yêu cầu phóng viên ký vào hợp đồng điện tử và nhập mã OTP gồm 6 số được CIMB Bank gửi đến để hoàn tất thủ tục, màn hình hiển thị cửa sổ “Chúc mừng bạn – Hợp đồng của bạn đã được ký thành công”. Liền sau đó, khoản vay 15.000.000 đồng được ngân hàng CIMB giải ngân vào tài khoản phóng viên.

Tuy nhiên, ngay lập tức, phóng viên truy cập vào đường link dẫn đến hợp đồng để kiểm tra lại thông tin thì không truy cập được. Chúng tôi đã thử lại nhiều lần nhưng đều bất thành, mọi thông tin đều ẩn mất.

Với sự kết hợp này, Ngân hàng CIMB hoàn toàn giao quyền lập hồ sơ vay cho phía F88 mà không cần thẩm định, kiểm chứng và tạo điều kiện cho công ty cầm đồ này hưởng phần lớn tiền lời trên một khoản vay.

Chưa kể, Ngân hàng CIMB Việt Nam ngang nhiên thu hơn 736.000 đồng tiền bảo hiểm của người vay (hợp đồng là 15.736.000 đồng nhưng chỉ giải ngân 15.000.000 đồng). Thông tin trên Hợp đồng thể hiện, tiền bảo hiểm này chuyển về F88. Lại thêm, phía F88 tiếp tục thu thêm 800.000 đồng bảo hiểm bằng tiền mặt để khoản vay về đúng 14.200.000 đồng, như ban đầu F88 định giá.

“Vòi bạch tuộc” F88 – Bài 3: Đoạn cuối con đường là Ngân hàng CIMB ảnh 3
Bảng thanh toán tại Thế giới di động và Điện máy xanh.

Trước khi ra về, nhân viên F88 đưa cho Phóng viên một tập hồ sơ, trong đó có 3 loại bảo hiểm đi kèm khoản vay, lần lượt có giá: 800.000 đồng, hơn 436.000 đồng và 300.000 đồng. Tổng bảo hiểm là hơn 1.536.000 đồng, con số chênh lệch mà chúng tôi đã nêu ở đầu bài viết này.

Như vậy, chênh lệch giữa số tiền thực nhận (14.200.000 đồng) và phải trả (24.500.000 đồng) là hơn 10.300.000 đồng (72%). Theo lý thuyết, phía ngân hàng hưởng 15,5% như lãi suất trong hợp đồng, còn F88 thu lợi 56,5% số tiền chênh lệch.

Việc hợp tác là đôi bên cùng có lợi, mối quan hệ win – win, vậy thực tế số tiền chênh lệch này phân phối ra sao? Phóng viên liên lạc theo số hotline của Ngân hàng CIMB Việt Nam, nhân viên tư vấn cho biết, F88 là đối tác của CIMB Việt Nam. Phía ngân hàng là đơn vị giải ngân tiền, còn lãi suất phải hỏi F88.

Chúng tôi hỏi lại: “Vậy nếu F88 muốn nâng tiền lãi lên bao nhiêu cũng được hay sao, lỡ nâng lên 100% mà Ngân hàng không biết, không kiểm soát thì sao? Rồi phần chênh lệch này phân phối như thế nào?”.

Nhân viên Ngân hàng CIMB Việt Nam không trả lời được!

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các tổ chức tín dụng không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm; nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua bảo hiểm. Thế nhưng Ngân hàng CIMB Việt Nam lại phối hợp cùng F88 công nhiên kê khai bảo hiểm vào hợp đồng điện tử để bán cho người vay, bất chấp yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng CIMB Việt Nam được cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài năm 2016, là chi nhánh của Tập đoàn CIMB, một ngân hàng nước ngoài. Trụ sở chính CIMB Việt Nam đặt tại Hà Nội.

Để rửa nguồn dòng tiền, Ngân hàng CIMB Việt Nam và F88 đã tự ý sử dụng thông tin cá nhân của người vay mở một số tài khoản tại ngân hàng BIDV. Theo nhân viên F88, khi đến hạn phải trả, người vay có thể chuyển khoản vào tài khoản này hoặc ra trực tiếp F88 trả tiền mặt.

Cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung
Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
Ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.
Đề xuất ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học khớp với dữ liệu của căn cước.

Tin mới

Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.
Thuê mặt bằng TPHCM: Đầu tư thông minh, sinh lời bền vững
Bạn đang tìm kiếm mặt bằng cho thuê tại TPHCM để mở rộng kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Với sự sôi động và đa dạng về vị trí, việc thuê mặt bằng TPHCM có thể mang đến cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức. Trong bài viết này, Mogi.vn sẽ giúp bạn tìm được không gian kinh doanh lý tưởng, tiết kiệm thời gian và công sức với những lựa chọn đa dạng, đáp ứng với mọi nhu cầu và phù hợp với bạn.
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành, Vincom Retail liên tục khẳng định vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường, với lưới dự án lớn bậc nhất Việt Nam, bảo chứng đem đến thành công cho các doanh nghiệp.
Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.