Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/10/2021 11:44 (GMT+7)

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý ở đâu?

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngoài những hào quang lấp lánh trên sân khấu, các nàng hậu Việt vẫn còn những công việc thầm lặng đáng trân trọng.

Tôi từng rất ấn tượng và suy nghĩ rất nhiều về nhận định của một người nhạc sĩ tài hoa từng nói:

'Trước đây tôi xem hoa hậu bình thường lắm, tôi cũng đánh giá hoa hậu rất đơn giản. Nhưng tới thời điểm này, sau khi nghe cô ấy nói, tôi mới nhận ra hoa hậu không chỉ đẹp mà ăn nói còn rất giỏi và có duyên".

Và người đang được nhắc đến đây chính là Hoa hậu Việt Nam 1994.

Bình hoa di động, nhạt, phèn, thiếu cá tính, non nớt... có lẽ là những khái niệm quá quen thuộc đối với khán giả yêu cái đẹp. Những mùa hoa hậu được diễn ra là những lần các nàng hậu bị réo gọi với những từ khóa không mấy hay ho.

Vậy rốt cuộc, Hoa hậu ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có bị một màu như cộng đồng mạng vẫn truyền tai nhau hay không?

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 1

Những ngày qua, mọi người vẫn xôn xao và bàn tán rất nhiều về hashtag "Ăn nói có duyên".

Vào cùng một thời điểm, các người đẹp như Trần Tiểu Vy, Lương Thùy Linh, Ngọc Thảo, Đỗ Hà... âm thầm đăng tải nhiều bức ảnh đầy ẩn ý cùng với đó là việc "xổ" những ca dao tục ngữ rất tâm trạng.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 2
Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 3

Chúng ta không đá động quá nhiều vào việc đi tìm lí do về sự ra đời của từ khóa"Ăn nói có duyên".

Nhưng có lẽ hành động này ít nhiều như một lời phản đòn mạnh mẽ của những nàng hậu. Hơn ai hết, họ hiểu rằng đằng sau lớp son phấn, đằng sau hào quang sân khấu là những chuỗi hoạt động, dự án thầm lặng vì cộng đồng, vì xã hội.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 4

Cách đây 5 năm, trên sân khấu Hoa hậu Việt Nam 2016, ít ai tưởng tượng được rằng Đỗ Mỹ Linh - một cô gái lúc đó mới chỉ 20 tuổi lại dám đi chỉnh sửa lại câu hỏi của ban giám khảo.

Cũng ít ai ngờ rằng, việc thay đổi chút xíu chữ "hưởng thụ" thành "tận hưởng" đã khiến cục diện năm đó phải đảo ngược tình thế, cú lội ngược dòng này đã trở thành phương châm sống cho Đỗ Mỹ Linh suốt những chặng đường sau này.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 5

Ấy vậy mà, vẫn có một số ít nhìn nhận Đỗ Mỹ Linh thiếu bứt phá, không chuẩn thuần Việt.

Họ cố tình quên đi hình ảnh của một người đẹp Hà Thành lặn lội từ miền xuôi về với miền ngược - từ đồng bằng về với miền núi - từ thành thị về với nông thôn - từ tình yêu về với tình thương để cõng điện về bản.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 6

Sau khi những hình ảnh từ dự án "Cõng điện lên bản" được công chiếu tại Miss World 2017, trên sân khấu nước bạn, Đỗ Mỹ Linh miệng bật cười nhưng nước mắt vẫn tuôn rơi - nhưng đó là giọt nước mắt của sự chiến thắng, của tương lai tốt đẹp cho bà con nơi miền núi rẻo cao.

Mãi cho đến sau này, cô gái sinh năm 1996 được ưu ái với danh xưng Hoa hậu của những dự án nhân ái, việc này hoàn toàn đúng với những gì cô tâm đắc:

"Hoa hậu sẽ mang đến cho các bạn nhiều cơ hội, còn biến cơ hội đó thành điều gì còn nằm ở khả năng của mỗi người".

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 7
Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 8

Cũng không biết từ khi nào, cư dân mạng được tự do lên mạng xã hội, họ tự lập tòa án, tự có quyền phán xét, tự có quyền bắt bẻ "lời ăn tiếng nói" của các người đẹp nói chung và hoa hậu nói riêng.

Họ không cần nhìn thấy chặng đường phấn đấu của mỗi cá nhân, tất cả sẽ bị quy chụp bằng vô số những bình luận tiêu cực.

Thậm chí như hoa hậu Mai Phương Thúytừng nói:"Việc trở nên quá nổi tiếng làm cho tôi cảm thấy bí bách và sau đó muốn nổi loạn, dần theo thời gian tôi thờ ơ trước áp lực của dư luận.

Thay vì cư xử chuẩn mực của 1 hoa hậu, có những lúc tôi bung hết ra, có những cư xử rất cảm tính nhưng tôi lại cảm thấy rất đã".

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 9
Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 10

Ở đâu đó trên các diễn đàn sắc đẹp vẫn còn nguyên văn câu nói được cho là lời chưa hay - ý chưa đẹp:

"Nên đi thi hoa hậu cho vui thì được, chứ mơ về nghề hoa hậu thì không có. Có một số nghề xốc nổi hào quang, tôi đề nghị các em vượt qua cái hào quang đó để thấy bản chất của nó, đừng đầu tư vào đấy". Vậy có thật sự đi thi hoa hậu có phải thi cho vui hay không?

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 11

Nếu bấu víu vào cái suy nghĩ đó, chắc chắn ngày hôm nay chúng ta đã không có một Hoa hậu Lương Thùy Linh - Top 12 Miss World 2019 tài sắc vẹn toàn.

Bởi lẽ, xuất thân của cô gái sinh năm 2000 xứng đáng con nhà người ta, sắc vóc xứng tầm, tiền đồ danh giá, học thức đỉnh cao nhưng sau khi đăng quang cô phải thú nhận rằng:

"Tham gia cuộc thi Miss World Vietnam 2019 là quyết định đúng đắn trong cuộc đời của tôi - bởi lẽ nếu không có chiếc vương miện trên đầu, tôi không thể giúp đỡ nhiều người khó khăn như thế".

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 12
Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 13

Lương Thùy Linh của năm 2021 không hề ngủ trên chiến thắng, cô là một minh chứng rõ rệt cho việc danh hiệu hoa hậu không phải là"nghề xốc nổi hào quang".

Chắc mọi người còn nhớ như in màn trả lời đanh thép của Lương Thùy Linh trước hoài nghi về việc được ngồi vào vị trí ban giám khảo cuộc thi Miss World Vietnam 2021:

"Thành công của một người không đo bằng năm tháng, mà nó tính bằng những trải nghiệm mà người đó đã đi qua. Tôi tin rằng, bằng sức trẻ và nhiệt huyết của mình - tôi sẽ điền vào những chỗ trống mà mọi người nghĩ rằng tôi đang còn thiếu".

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 14

Đó là những gì mà khán giả thấy ở các nàng hậu Đỗ Mỹ Linh, Lương Thùy Linh có sự đầu tư nghiêm túc, vun vén cho danh hiệu của mình trở nên có sức nặng suốt chặng đường họ đi qua.

Còn ở thời điểm giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nàng hậu Ngọc Thảo, Phương Anh, Đỗ Hà, Tiểu Vy cũng đã xắn tay áo thực hiện những bếp cơm giàu tình tương thân tương ái - tất cả vì một mục tiêu đẩy lùi đại dịch.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 15

Vượt nắng, lội gió... và khoác lên mình những bộ trang phục bảo hộ, ẩn đằng sau những khung hình mà khán giả thấy trên mạng xã hội, ít ai biết rằng họ đã thức khuya, dậy sớm, chạy đua với thời gian để kịp nấu từng suất cơm giao tận tay cho bà con trong khu vực bị phong tỏa.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 16
Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 17

Các chiến binh của nhan sắc Việt chỉ âm thầm thực hiện nghĩa cử cao đẹp, họ không cần hô hào, không cần vỗ tay xưng tên. Bởi lẽ"mình là một người mang đủ những phẩm chất, yếu tố cần và đủ của người con gái Việt Nam. Tôi phải là người truyền cảm hứng đến giới trẻ - và tôi sẽ làm được điều đó" - Hoa hậu Đỗ Thị Hà.

Từ bao giờ mạng xã hội trở thành 'tòa án' có quyền phán xét Hoa hậu: Công bằng, chân lý, sáng tối ở đâu? Ảnh 18

Tạm kết, đừng vội soi xét - đừng vội hà khắc những cá nhân đang âm thầm phát huy giá trị bản thân thông qua danh hiệu họ phấn đấu đạt được:

"Người ta vẫn nói, cứ mỗi hành trình khi ở 1 nơi tốt đẹp hơn và nhìn lại con đường gian khổ đã qua, ta sẽ thấy nó thật xứng đáng. Nhưng để đi hết hành trình đó, chúng ta phải trải qua nhiều cực khổ" - Đỗ Mỹ Linh.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Trẻ cao thế nào ở tuổi dậy thì?
Có thể nói, dậy thì là giai đoạn cuối để con cao. Nếu ba mẹ không tranh thủ giúp con cao trong giai đoạn này, thì sau dậy thì, có tốn bao nhiêu chi phí con cũng không thể cao thêm được.