Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/10/2024 06:34 (GMT+7)

Trường Đại học dự kiến bỏ xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số trường đại học dự kiến sẽ giảm, bỏ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT trong năm 2025.

Theo Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh không được phép thi nhiều hơn 2 môn tự chọn. Như vậy, tổng cộng chỉ còn có 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT.

Khi số tổ hợp môn thi giảm bớt, các trường đại học cũng có kế hoạch điều chỉnh phương án tuyển sinh kể từ năm 2025. Theo đó, một số trường đại học dự kiến giảm hoặc bỏ xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp THPT.

Trường Đại học dự kiến bỏ xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Ảnh 1
Năm 2025, một số trường đại học dự kiến bỏ hoặc giảm phương thức xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT. Ảnh minh hoạ.

Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) dự kiến không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển năm 2025.

Theo đó, năm 2025 trường sẽ tuyển sinh dựa vào học bạ kết hợp điểm một số kỳ thi đánh giá năng lực. Trường sẽ lấy điểm của thí sinh ở một số môn nhất định trong ba năm THPT, tùy theo ngành đào tạo và phải đạt yêu tối thiểu do trường công bố hàng năm.

Với điểm thi đánh giá năng lực, trường tập trung vào khả năng Toán (Toán, suy luận logic và xử lý số liệu); Ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) và Khoa học (giải quyết vấn đề).

Riêng phần Khoa học, thí sinh được lựa chọn phạm vi tương ứng với môn học đã học ở THPT và phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo theo quy định của trường.

Công thức tính điểm, trọng số các môn thành phần, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được trường công bố cụ thể sau.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dự kiến giảm chỉ tiêu phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thông tin từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2024. Trường điều chỉnh chỉ tiêu với từng phương thức xét tuyển.

Cụ thể, phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT chiếm 2% chỉ tiêu (như năm 2024), phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 83% chỉ tiêu (tăng 3% so với năm 2024).

Đáng chú ý, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chỉ chiếm 15% chỉ tiêu (giảm 3% so với năm 2024). Tính trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ này giảm từ 70 xuống 15%.

Phần chỉ tiêu giảm được chuyển sang xét tuyển kết hợp. Với phương thức này, thí sinh cần có điểm SAT và ACT, lần lượt 1.200/1.600 và 26/30 trở lên; hoặc điểm thi đánh giá năng lực, tư duy hay chứng chỉ tiếng Anh quốc tế 5.5 IELTS hoặc 46 TOEIC iBT trở lên.

Với phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT, trường thông báo dùng 4 tổ hợp xét tuyển gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh); không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp, không có tiêu chí phụ, các môn đều tính hệ số 1 khi xét tuyển.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Theo thông báo, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức gồm: xét tuyển tài năng, dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, trường dự kiến giảm chỉ tiêu xét bằng điểm thi tốt nghiệp từ 50% xuống còn 40% vào năm tới, đồng thời bổ sung một số tổ hợp để tuyển sinh cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm 2025 này là năm đầu tiên lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra với hai môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và hai môn lựa chọn trong số các môn mà học sinh được học ở trường.

Cùng chuyên mục

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Nên để địa phương chủ động chọn môn thi thứ ba
Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi vào lớp 10. Chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các Sở về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, thay thế quy định hiện hành.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.

Tin mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.