Trẻ luôn nghe lời cô ở trường mẫu giáo, nhưng về nhà lại nghịch ngợm, đây là 3 quy tắc không đòi roi con vẫn ngoan
Các chuyên gia khuyên rằng, khi ở nhà, bố mẹ nên xây dựng một số quy định đơn giản thiết, để dạy con ngoan và vâng lời hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi ở nhà, bố mẹ nên xây dựng một số quy định đơn giản thiết, để dạy con ngoan và vâng lời hơn.
Nhiều phụ huynh thường phàn nàn rằng con mình ở trường mẫu giáo và ở nhà khác nhau, trẻ ở trường mẫu giáo có thể tự ăn, mặc quần áo, đi ngủ đúng giờ, chơi vui vẻ với các bạn. Nhưng khi ở nhà lại bám mẹ, bướng bỉnh hơn.
Thực tế, không khó để phát hiện ra nguyên do là nhà trẻ có một bộ quy tắc, quy định có hệ thống cố định và bắt buộc mà trẻ phải tuân theo, trong quá trình tuân thủ lâu dài, trẻ sẽ hình thành hành vi theo thói quen.
Nhưng ở nhà thì khác, không có nhiều quy định hạn chế, ví dụ khi con khóc bố mẹ dễ dàng thỏa hiệp, trẻ không cần tuân theo quy tắc nào nên dễ trở nên bướng bỉnh hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi ở nhà, bố mẹ nên xây dựng một số quy định đơn giản và cần thiết, để trẻ có thể hình thành thói quen cư xử tốt trong cuộc sống thường ngày từ khi còn nhỏ và học cách tự kiểm soát. Bố mẹ có thể tham khảo 3 quy tắc cơ bản sau.
Thiết lập quy luật của cuộc sống: Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt theo thời gian biểu phù hợp
Đây là những hoạt động cần thiết mà bố mẹ cần tiến hành sớm cho trẻ, để giúp con gia tăng tính tự lập, phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt là những trẻ đang ở giai đoạn mầm non, trẻ cần được học tập và rèn luyện theo những quy tắc này để có thể tự tin, chủ động và hòa nhập với môi trường khác nhau.
Bố mẹ nên xây dựng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi theo độ tuổi của trẻ, sắp xếp sinh hoạt hàng ngày của trẻ một cách khoa học, hợp lý, nên có thời gian thức, ngủ, ăn, học, sinh hoạt tương đối cố định.
Một khi đã xác định thời gian học tập, vui chơi và nghỉ ngơi thì phải thực hiện nghiêm túc và kiên trì lâu dài, không nên tùy tiện làm xáo trộn nề nếp sinh hoạt của trẻ chỉ vì nhà có khách hoặc người lớn có việc.
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như liên hoan, sinh nhật, có thể cho phép trẻ tự do, nhưng phải nêu rõ lý do và yêu cầu cụ thể để trẻ hiểu rằng đây là lý do đặc biệt. Để trẻ không vi phạm thói quen bằng cách đưa ra yêu cầu vào các ngày trong tuần.
Xây dựng bộ quy tắc ứng xử: Dạy trẻ quy phép tắc trên bàn ăn, biết chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi
Bố mẹ có thể hình thành những hành vi tốt thành quy tắc ứng xử bắt buộc phải tuân theo, để trẻ duy trì thành hói quen tự nhiên thông qua việc thực hiện lặp đi lặp lại. Bố mẹ có thể tham khảo sau đây.
- Hãy dạy trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn ngồi ở một vị trí cố định, không chạy nhảy, nô đùa trong khi ăn.
- Khi trẻ đủ lớn để ngồi vào bàn ăn, nên yêu cầu trẻ đợi người lớn ăn tối cùng nhau.
- Mẹ không nên chỉ để những món ăn trẻ yêu thích ra trước mặt, hãy dạy trẻ biết mời người lớn.
- Mỗi khi trẻ phải ăn xong bữa ăn của mình, hãy dọn dẹp bộ đồ ăn và ghế sau khi ăn.
- Phải biết sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong.
- Không tự ý lấy đồ của người lớn.
- Trẻ em nên được dạy cách xác định ổ cắm điện và các đồ vật nguy hiểm ở nhà, đồng thời nghiêm cấm trẻ chạm vào chúng.
- Khách đến chơi nhà phải lễ phép, người lớn nói chuyện không ngắt lời, sẵn sàng lấy đồ chơi, thức ăn ra chia cho khách nhỏ tuổi.
- Khi đi chơi với bố mẹ với tư cách là khách, trẻ nên chủ động gọi mọi người và chào hỏi, không làm ồn ào, biết nói cảm ơn khi được nhận quà và đồ ăn, không động vào đồ của người khác khi chưa được sự cho phép của chủ nhà.
- Tôn trọng người lớn tuổi, chủ động chào hỏi khi gặp người lớn tuổi.
Đưa ra các yêu cầu về lao động: Khuyến khích trẻ tự làm việc nhỏ cho mình, giúp bố mẹ làm việc nhà phù hợp theo lứa tuổi
Lao động không chỉ giúp trẻ nâng cao kiến thức, rèn luyện ý chí, nâng cao tinh thần trách nhiệm mà còn rèn luyện cho trẻ những đức tính tốt, cũng như tôn trọng sức lao động của người khác. Lao động của trẻ nhỏ nên bắt đầu bằng việc tự phục vụ và yêu cầu trẻ tự làm những việc của mình ngay từ khi còn nhỏ.
- Từ khi trẻ 3 tuổi, hãy dạy con học cách ăn bằng thìa, đi và cởi tất, xếp đồ chơi.
- Trẻ 4 tuổi, học cách đánh răng, rửa mặt, mặc và cởi quần áo, buộc dây giày.
- Trẻ 5 tuổi, anh học cách ăn bằng đũa và tự sắp xếp ngăn kéo.
Ngoài ra, tùy theo độ tuổi mà trẻ bắt buộc phải tham gia một số công việc nhà trong khả năng của mình như:
- Trẻ 2 tuổi có thể giúp người lớn những vật dụng nhỏ.
- Trẻ 3-4 tuổi biết dùng chung đũa, tự xúc cơm.
- Trẻ 5-6 tuổi có thể gấp quần áo, gấp chăn màn, mua hàng lặt vặt.
Trẻ nhỏ sẵn sàng làm mọi việc và rất có trách nhiệm, nhưng do thiếu khả năng và kinh nghiệm nên thường chưa làm được chỉn chu. Vì vậy, việc rèn luyện sức lao động cho trẻ không nên quá vội vàng mà hãy kiên nhẫn, hướng dẫn, khuyến khích nhiều hơn, điều này giúp trẻ học cách tự lập, tính cách tự tin hơn.
Khi bố mẹ thiết lập quy tắc cho trẻ, bố mẹ cũng nên tuân thủ và chú ý những điều sau.
- Đáp ứng các đặc điểm lứa tuổi của trẻ em và để con làm những gì mình có thể.
- Trẻ không thể nhớ được hết, nên hãy thực hiện từng bước một, không nên ép con làm nhiều một lúc.
- Các tiêu chuẩn nên nhất quán và không dễ thay đổi.
- Kiên trì, để trẻ tự nhiên làm quen.
- Hãy làm gương tốt cho con. Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bố mẹ trở thành một người bạn của con, trẻ sẽ dễ hợp tác hơn.