Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 02/03/2023 14:50 (GMT+7)

Trang phục truyền thống: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Theo dõi GĐ&PL trên

Không chỉ đơn thuần là những trang phục truyền thống của hai đất nước, những bộ kimono Nhật Bản sẽ có dịp được kết hợp với tà áo dài Việt Nam trong chương trình giao lưu văn hóa đặc sắc mang tên Kimono - Aodai Fashion Show.

Chương trình do tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận tới từ Nhật Bản Be-Japon, phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức.

picture1-1677743223.png
Trình diễn kimono của nhà thiết kế Kobayashi Eiko tại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018. (Nguồn: Be-Japon).

Kimono - Aodai Fashion Show là chương trình trình diễn thời trang đặc sắc kết hợp với sân khấu, âm nhạc và kịch nghệ Nhật Bản, sẽ được tổ chức vào ngày 4/3 tại khách sạn quốc tế InterContinental Hanoi Westlake. Trong lần đầu tiên tới Việt Nam, nghệ sĩ và nhà sáng lập của tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon, Kobayashi Eiko, sẽ mang đến Hà Nội 21 trang phục kimono cùng 6 bộ áo dài cách tân được bà lấy cảm hứng và trực tiếp thiết kế với những chất liệu làm kimono truyền thống. Để chuẩn bị cho buổi diễn chính thức tại Việt Nam, Be-Japon đã tổ chức một chương trình tổng duyệt công phu với 38 trang phục kimono và áo dài cách tân vào tối ngày 19/2 vừa qua tại Nakameguro GT Plaza Hall, Tokyo, Nhật Bản.

Kimono được ghép từ hai từ kiru (mặc) và mono (quần áo) là trang phục lâu đời của người dân Nhật Bản, nay đang dần được thay thế bằng các thiết kế gọn gàng hơn với chất liệu đa dạng và đơn giản hơn như sợi bông, sợi tổng hợp… Kimono trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được ưa chuộng trên toàn cầu và là tặng phẩm quý giá tại sự kiện văn hóa, chính trị quốc tế.

picture2-1677743223.png
Thiết kế trang phục Kimono của nhà tạo mẫu Nhật Bản Kobayashi Eiko. (Nguồn: Be-Japon).

Nổi tiếng với những trang phục sáng tạo, Kobayashi Eiko thường xuyên bổ sung những họa tiết vải và tranh vẽ lên các thiết kế kimono, tạo nên những tương phản về bố cục và tông màu sáng tối cho trang phục. “Tôi luôn cố gắng tìm tòi và tạo nên những cải tiến trong thiết kế kimono của mình để có thể đi với nhiều phụ kiện hiện đại như vòng cổ to bản, giày cao gót, mũ cách điệu. Ngoài ra, tôi cũng cố gắng tạo ra những đường cắt khác biệt như đuôi cá, eo ôm sát… góp phần giúp kimono phù hợp hơn với thời đại mới,” nhà thiết kế Nhật Bản cho biết.

Các tà áo dài đặc biệt trong chương trình Kimono – Aodai Fashion Show được Kobayashi Eiko làm nên từ những chất liệu lâu đời của Nhật như vải lụa Nhật từ thời Meiji, thời Taisho hay vải dệt dọc Tatero hiếm có, kết hợp với quần vải lụa truyền thống Việt Nam. Trong số này, một vài thiết kế được đặt hàng vẽ tay bởi các nghệ nhân lâu đời từ Nhật Bản, một số khác được chế tác từ chất liệu vải từng được sử dụng để may trang phục kimono furisode hay đai thắt lưng… Một số trang phục còn được trưng bày và thuyết minh chi tiết trong khuôn khổ triển lãm thời trang đặc sắc tại sảnh tầng 1 của Khách sạn quốc tế InterContinental Hanoi Westlake.

picture3-1677743223.png
Trình diễn lễ phục junihitoe của nhà thiết kế Kobayashi Eikotại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018. (Nguồn: Be-Japon).

Là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam và hiện đang hợp tác với nhiều đối tác quốc tế trong đó có Tập đoàn Sumitomo và Sanrio tới từ Nhật Bản, Tập đoàn BRG vinh dự cùng với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon đồng tổ chức cho chương trình trình diễn thời trang Kimono – Aodai Fashion Show. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) là những nhà tài trợ chính cho sự kiện này.

Với chủ đề “Việt – Nhật đồng hành, Hướng tới tương lai – Vươn tầm thế giới”, măm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2023) sẽ bao gồm nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội đầy ý nghĩa, góp phần xây dựng vững chắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia, trở thành điểm nhấn quan trọng hướng tới những mục tiêu chung trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin mới

Lý do căn hộ The Origami có thể sinh lời ngay sau khi bàn giao
Nằm trong lòng đại đô thị đẳng cấp quốc tế Vinhomes Grand Park, The Origami không chỉ ghi điểm với khách hàng muốn tìm chốn an cư mà với giới đầu tư kinh doanh, đây còn được ví như “mỏ vàng” hiếm có khó tìm vì khả năng sinh lời dồi dào.
Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
Theo Công an tỉnh Lai Châu, đây là thủ đoạn phạm tội mới, các đối tượng lừa đảo nhắm tới các học sinh ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền.
Mắc bệnh thuỷ đậu, thiếu nữ 17 tuổi suy đa tạng, nguy cơ tử vong
Ngày 3/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang trong tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Bác sĩ đã hội chẩn, chẩn đoán bệnh nhân mắc thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm - liệt ruột cơ năng, nguy cơ tử vong cao.