Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/08/2021 06:47 (GMT+7)

TP.HCM phát hiện 6.000 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 khi test nhanh 170.000 mẫu 'vùng đỏ, cam'

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong ngày 23/8, ngành y tế TP.HCM tổ chức xét nghiệm rộng tại các "vùng đỏ, cam" và lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh đơn, trong đó phát hiện hơn 6.000 mẫu dương tính.

Chiều 24/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết, TP thực hiện chiến dịch xét nghiệm tách F0 ra khỏi cộng đồng từ hôm qua (23/8) và sẽ tập trung xét nghiệm "vùng đỏ" và "vùng cam" (vùng nguy cơ rất cao và nguy cơ cao) trước.

Dự kiến, TP xét nghiệm 2 triệu mẫu và phải hoàn thành đến ngày 25/8.

TP.HCM phát hiện 6.000 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 khi test nhanh 170.000 mẫu 'vùng đỏ, cam' Ảnh 1
Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: VTC News.

Trong ngày đầu tổ chức xét nghiệm rộng tại các "vùng đỏ, cam", ngành y tế lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh đơn, trong đó phát hiện hơn 6.000 mẫu dương tính. Theo ông Hưng, đây là tỉ lệ chấp nhận được vì vẫn thấp hơn tỷ lệ 5% theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Do triển khai khối lượng công việc lớn nên ngành y tế để người dân tự thực hiện test nhanh với sự hướng dẫn của nhân viên y tế. TP đã hướng dẫn qua 3 kênh: Đài truyền hình TP, website của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các trung tâm y tế quận, huyện, TP và tờ hướng dẫn cho người dân.

Khi thực hiện, người khó khăn trong tự lấy mẫu hoặc người lớn tuổi thì chỉ cần một người trong gia đình biết làm và hướng dẫn hoặc làm cho cả nhà.

Đối với "vùng xanh" (vùng không có dịch), ngành y tế sẽ lấy mẫu gộp.

Sở Y tế đã họp với quận, huyện, TP để bàn cách đẩy nhanh tiến độ thực hiện, làm sao chậm nhất trưa 25/8 đạt được chỉ tiêu. Yêu cầu đặt ra là tất cả người dân trong vùng đỏ, cam phải được xét nghiệm để có thông tin đánh giá tình hình dịch tại TP, từ đó có các biện pháp tiếp theo.

TP.HCM phát hiện 6.000 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 khi test nhanh 170.000 mẫu 'vùng đỏ, cam' Ảnh 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm ở phường Tam Bình, TP. Thủ Đức. Ảnh: Người Lao Động.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Hưng, với chiến lược xét nghiệm hiện nay, số ca F0 hàng ngày sẽ tăng lên, từ đó nhu cầu điều trị sẽ tăng lên. Ngoài thực hiện tháp điều trị 3 tầng, thành phố thành lập các trạm y tế lưu động.

Theo đó, mỗi phường xã thành lập từ 2 - 3 trạm y tế lưu động, tùy vào số lượng bệnh nhân. Đến 23/8, TP.HCM đã thành lập 274 trạm.

Ông Hưng cho biết: "Trạm y tế lưu động không chỉ chăm sóc F0 tại nhà, mà chăm sóc bệnh nhân bệnh khác. Khi F0 trở nặng thì chuyển đến bệnh viện điều trị. Bệnh viện dã chiến, trung tâm điều trị hiện nay tiếp nhận điều trị rất lớn, áp lực rất lớn. Có lúc này lúc kia, có nơi thiếu thốn nhưng đã có hỗ trợ, chi viện từ Trung ương, Bộ Y tế và các nguồn khác, về cơ bản vẫn đang đảm bảo công tác điều trị”.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.