Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/08/2021 10:44 (GMT+7)

TP.HCM mở đợt cao điểm quản lý người lang thang, ăn xin

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 23/8, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo một số sở ngành, chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận huyện khẩn trương thực hiện công tác tập trung quản lý người xin ăn, người sinh sống lang thang trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, UBND TP.HCM giao TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với lực lượng công an, quân sự tổ chức cao điểm tuần tra, kiểm tra lập hồ sơ, tập trung người xin ăn, lang thang nơi công cộng trên địa bàn. Đặc biệt là khu vực công viên, trước hiên nhà, cầu bộ hành và các tuyến giao lộ lớn trên địa bàn giáp ranh.

Bên cạnh đó, cần phải thực hiện khai báo y tế, xác định tình trạng sức khỏe của người ăn xin, người lang thang, đồng thời tổ chức test nhanh cho các đối tượng trên trước khi tập trung và chuyển cho các cơ sở bảo trợ xã hội.

TP.HCM mở đợt cao điểm quản lý người lang thang, ăn xin Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trong trường hợp âm tính, đối tượng được tiếp nhận vào 2 trung tâm hỗ trợ xã hội ở quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức. Trong trường hợp dương tính, đối tượng sẽ được tiếp nhận vào khu cách ly, điều trị của các quận, huyện.

Nếu người lang thang có sử dụng ma túy có kết quả xét nghiệm dương tính: đối tượng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì chuyển vào Trung tâm cách ly tập trung F0 Bình Triệu. Đối tượng nặng thì chuyển vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi để được chăm sóc, điều trị.

Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị, gia đình, cá nhân trong việc chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi không nơi nương tựa, không để tình trạng bị lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc xin ăn, ngăn chặn tình trạng chăn dắt hoặc lợi dụng các đối tượng yếu thế đi xin ăn để trục lợi.

Cùng đó, UBND TP cũng giao Sở Lao động - thương binh và xã hội cần phải phối hợp với các địa phương, tăng cường tập trung chuyển các đối tượng trên vào trung tâm hỗ trợ xã hội và cơ sở bảo trợ để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ xã hội tiếp nhận phân loại người lang thang trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, tổ chức phân loại diện đối tượng, lập hồ sơ và chuyển nhóm đối tượng này đến các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc sở.

Các cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm sắp xếp, bố trí khu vực để tiếp nhận đối tượng từ Trung tâm Hỗ trợ xã hội chuyển đến, thực hiện nghiêm túc cách ly đối tượng trong 21 ngày để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị theo quy định.

Công an TP có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ, dẫn đường khi chuyển các đối tượng đến các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụm Bình Phước.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.