Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/12/2021 10:20 (GMT+7)

TP. HCM tiếp tục tăng giá nước

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết, từ đầu năm 2022, giá nước sẽ điều chỉnh theo lộ trình do UBND TP. HCM ban hành tại Quyết định 25/2019/QĐ-UBND về giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố lộ trình 2019-2022.

Cụ thể, từ 01/01/2022, giá nước sạch ở thành phố tăng 400-1.200 đồng mỗi m3; phí dịch vụ thoát nước ở mức 15%, thu theo hóa đơn sử dụng mỗi tháng của người dân. Theo đó, giá nước sẽ tăng từ 6.300 đồng lên 6.700 đồng mỗi m3 cho hộ có định mức sử dụng 4m3 mỗi người trong tháng, định mức 4-6m3 tăng từ 12.100 đồng lên 12.900 đồng mỗi m3, từ 6m3 trở lên tăng từ 13.600 đồng lên 14.900 đồng mỗi m3.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, nước cấp cho đơn vị sản xuất tăng giá từ 11.400 đồng lên 12.100 mỗi m3; đơn vị kinh doanh từ 20.100 đồng lên 21.300 đồng mỗi m3; cơ quan Nhà nước từ 12.300 đồng lên 13.000 đồng mỗi m3. Riêng với hộ nghèo, giá nước tăng thấp nhất, từ 6.000 đồng lên 6.300 đồng mỗi m3.

Theo đại diện Sawaco, giá nước sạch dành cho các hộ dân sau điều chỉnh tăng từ 400 đồng mỗi m3 so với năm 2021, tương ứng 6%. Hộ 4 người dùng dưới 15m3 một tháng, tiền tăng thêm khoảng 6.000 đồng. Giá nước ở thành phố năm tới nhích lên do thực hiện quyết định của chính quyền TP. HCM, tăng giá nước sạch giai đoạn 2019-2022 lên 5-7% mỗi năm, sau đề xuất của Sawaco cách đây 2 năm. Theo đơn vị này, giá nước từ năm 2013 đến 2019 không tăng khiến hoạt động tổng công ty ảnh hưởng khi phải đảm bảo 100% hộ dùng nước sạch và thực hiện "nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội".

Ngoài ra, đầu năm tới theo Quyết định 17/2021/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2022-2025, Sawaco sẽ thu phí thoát nước thông qua khối lượng tiêu thụ hàng tháng của người dân. Phí dịch vụ thoát nước từ năm 2021 ở mức 15% (thay phí bảo vệ môi trường 10%), sau đó mỗi năm tăng 5% và từ năm 2025 tăng 30%.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.