Nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ, bố mẹ cần buông lơi và lười biếng
Bố mẹ nên rèn cho trẻ tính tự lập sớm, điều này tạo tiền đề cho con biết chăm sóc bản thân, có trách nhiệm trong cuộc sống về sau.
Việc bố mẹ yêu thương và mong muốn dành điều tốt nhất cho con không có gì sai, nhưng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tự lập của trẻ.
Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ hãy cho con không gian và thời gian để học cách tự lập, bởi đây là bảo đảm cơ bản nhất để trẻ trưởng thành tự lập, biết làm chủ cuộc sống.
Nhưng nhiều bậc phụ huynh hiện nay có thể chưa nhận thức được những vấn đề này, nên thường làm hết mọi việc cho con, dẫn đến trẻ ỷ lại, kém về khả năng tự chăm lo cho bản thân.
Chuyên gia chỉ ra 2 nguyên nhân cơ bản khiến trẻ không thể tự lập
Bố mẹ có thói quenlàmgiúp con mọi việc
Đặc biệt đối với một số bà mẹ thường nghĩ trẻ làm việc gì cũng chậm chạp, như mặc quần áo, đánh răng quá lâu nên các mẹ có thói quen mặc quần áo, giày dép cho con, thậm chí chuẩn bị mọi thứ từ sớm cho con.
Thực tế, nếu bố mẹ can thiệp quá nhiều vào hành vi tự lập và thay trẻ quyết định, thì khi trẻ gặp vấn đề, điều đầu tiên trẻ nghĩ ra không phải để giải quyết vấn đề mà là nhờ bố mẹ và những người khác giúp đỡ mà không có ý thức hoàn thành quá trình một cách độc lập.
Con cái dù cần được cha mẹ cắt tỉa như những bông hoa nhưng chúng vẫn phải mạnh mẽ, có sức chịu đựng mưa gió.
Nuôi chiều, bảo vệ con quá mức
Nhiều trẻ trước khi học cấp 2 nhưng vẫn không tự giặt quần áo, khi lên cấp 3, quần áo hơi khó giặt đều được mẹ mang về nhà giặt.
Nhiều phụ huynh không để trẻ làm việc nhà vì nghĩ rằng con sẽ mệt mỏi và căng thẳng. Hay bảo vệ con quá mức, phớt lờ khả năng của con, lâu dần khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân và phụ thuộc vào bố mẹ.
Để trẻ tự lo trong cuộc sống, tự chủ về tâm lý và trở thành người độc lập, bố mẹ nên làm gì?
Bố mẹ hạn chế quan tâm con quá mức
Bố mẹ nên để trẻ thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ có cảm giác được làm chủ và hoàn thành công việc.
Vì vậy, cho dù bố mẹ nhờ trẻ phụ giúp điều gì đó, đôi khi con làm chưa hoàn hảo nhưng mang lại cơ hội để con thấy mình là người có khả năng và năng lực. Trẻ hiểu được mục tiêu và hành động thì khả năng độc lập của trẻ sẽ được rèn luyện.
Để trẻ phụ giúp chăm sóc em hoặc làm việc nhà
Ở một số gia đình đông con, con cả thường độc lập hơn, nhiều đứa lớn không chỉ phải tự chăm sóc bản thân mà còn phải chăm sóc cả em của mình.
Ngoài việc để trẻ học cách tự chăm sóc bản thân, trẻ cũng nên được tiếp xúc với nhiều thứ hơn để có thể rèn luyện tính tự lập.
Cách dễ nhất và thuận tiện nhất là dẫn con cùng làm việc nhà. Khi trẻ lớn lên, học cấp 2, cấp 3, thậm chí là học đại học, trẻ có thể ở ký túc xá của trường và làm việc nhà, điều này rất cần thiết đối với các em lúc bấy giờ. Phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ sinh hoạt thoải mái trong ký túc xá.
Ngoài ra, dạy trẻ nấu ăn ngay từ nhỏ cũng rất cần thiết, biết nấu ăn thường là người có tính tự lập cao.
Buông tay, yên lòng, tin rằng con có thể
Thực ra, khi để con tự lập, bậc làm bố mẹ mới là người lo lắng nhất. Từ đứa trẻ đang chờ được cho ăn cho đến khi đi nhà trẻ đều được bố mẹ chăm sóc. Vì vậy, nhiều phụ huynh chưa thể đối mặt với thực tế rằng con cái đang lớn lên từng ngày và phải bước ra khỏi vòng tay của chính mình.
Vì vậy, khi con sắp chập chững bước đi đầu tiên của sự tự lập, bố mẹ nên học cách buông bỏ và làm thật tốt việc xây dựng tâm lý của chính mình. Hãy đặt niềm tin rằng trẻ có thể làm được.
Khuyến khích trẻ tự lập, khen con nhiều hơn
Khi trẻ mới bắt đầu học cách tự chăm sóc bản thân, chắc chắn trẻ sẽ di chuyển chậm chạp và làm mọi việc một cách vụng về. Đây là điều bình thường, trẻ sẽ dần cải thiện, học hỏi điều tốt hơn qua từng ngày.
Mẹ có thể khuyến khích khi con đạt được một số thành tích, khẳng định rằng những nỗ lực của con đã có kết quả và tạo động lực để con tiếp tục chăm chỉ học tập.
Khi trẻ học cách tự chăm sóc bản thân và làm tốt công việc, hãy khen ngợi trẻ nhiều hơn và truyền thông điệp về thành tích tuyệt vời cho trẻ, để trẻ tiếp tục tự tin hơn.
Nhưng mẹ cũng không nên khen ngợi con nhiều quá, chỉ cần đạt được một chút kết quả là khẳng định trẻ rất giỏi, điều đó là không thực tế, dễ khiến trẻ tự kiêu, tự mãn.