Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/01/2024 07:15 (GMT+7)

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều

Theo dõi GĐ&PL trên

Niềm hạnh phúc đối với trẻ không quá lớn lao, đôi khi đơn giản là làm điều gì đó cùng bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 1

Tuổi thơ là nền tảng quan trọng nhất cho cuộc đời của trẻ. Nếu tuổi thơ của trẻ hạnh phúc thì cuộc sống cũng sẽ tràn ngập màu sắc.

Vậy nếu hạnh phúc là nền tảng cho sự trưởng thành của trẻ thì gia đình nào có thể dễ dàng nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc? Thực tế, không cần quá phức tạp, chỉ cần bố mẹ làm đúng 4 việc sau.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 2
Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 3

Hạnh phúc nằm ở bàn ăn - Ăn tối cùng con

Đối với một đứa trẻ có cảm giác vui vẻ thì ăn uống tại nhà sẽ luôn sôi động và ấm áp.

Một người mẹ kể rằng, cách đây vài ngày chị cùng bạn đi xem phim, trong lúc đó cô con gái gọi điện hỏi khi nào mẹ về nhà.

Người mẹ: “Con muốn mẹ về nhà khi nào?”

Con gái: “Con muốn ăn tối với mẹ”.

Người mẹ đồng ý mà không cần suy nghĩ: “Được rồi, mẹ sẽ về nhà đúng giờ”.

Sau khi cúp máy, người mẹ quay sang nói bạn mình với vẻ mặt xin lỗi: “Mình phải về nhà đây”.

Thực tế, niềm hạnh phúc gia đình được tích lũy từ mỗi bữa tối. Bố mẹ coi trọng việc ăn tối với con cái như thế nào, sẽ quyết định con bạn coi trọng mối quan hệ gia đình đến mức nào. Đặc biệt khi trẻ lớn lên, chúng ta sẽ thấy số lần chúng ăn cùng bố mẹ ngày càng ít đi.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 4
Đối với một đứa trẻ có cảm giác vui vẻ thì ăn uống tại nhà sẽ luôn sôi động và ấm áp.

Trước 3 tuổi, bố mẹ có thể sống cùng con vẫn có thể ăn đủ ba bữa một ngày. Nhưng sau khi trẻ đi học mẫu giáo và tiểu học, trẻ thường ăn ở trường, nếu đi học phụ đạo ở trường tiểu học, trẻ thậm chí có thể phải ăn bữa tối bên ngoài.

Từ quan điểm này, việc ăn tối với trẻ là điều đặc biệt quan trọng. Bởi gia đình là nơi trú ẩn tinh thần, và là một phần trong quá trình trưởng thành của trẻ, mang lại cảm giác an toàn.

Ở giai đoạn thơ ấu, nếu đứa trẻ thường xuyên ăn tối cùng bố mẹ, cho thấy sự đồng hành chất lượng cao. Và sự đồng hành này đồng nghĩa với việc bố mẹ phải bỏ qua nhiều hoạt động xã hội để mang đến cho con hạnh phúc và an toàn.

Giống như chúng ta sẽ ghen tị khi đứng bên ngoài nhìn vào hàng ngàn ngọn đèn, đằng sau mỗi ngọn đèn ấm áp là sự đồng hành và sự quan tâm của nhau. Điều này đúng với các gia đình và sự trưởng thành của trẻ em cũng vậy.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 5

Hạnh phúc cần có sự bao dung - Đôi khi đi nhầm đường, thứ chúng ta nhìn thấy là khung cảnh tuyệt đẹp

Hạnh phúc là một cảm giác nhưng nó còn là thái độ và khả năng trí tuệ cảm xúc trong ứng xử với người khác.

Trên mạng xã hội Trung Quốc từng chia sẻ về đoạn video ngắn.

Một gia đình 4 người, bố mẹ, anh trai và em gái đi du lịch. Đây là việc đã được lên kế hoạch trước nửa năm, cả nhà đều rất vui vẻ.

Nhưng điều kiện đường xá ở một thành phố xa lạ không quen thuộc, khiến người vô tình lái xe đi nhầm đường. Lúc này hai anh em bắt đầu ồn ào cãi nhau.

May mắn thay, người mẹ rất bình tĩnh, bà nhẹ nhàng quay lại phía bọn trẻ và nói: “Các con nhìn xem, phong cảnh bên ngoài đẹp quá, nếu bố không đi nhầm đường thì chúng ta đã không nhìn thấy cảnh tượng như vậy.”

Ngay lập tức, hai anh em cũng bị cảnh đẹp ngoài cửa sổ thu hút, nhìn cảnh đẹp rồi ngân nga một bài hát hay.

Bầu không khí buồn bã vốn có trên xe cũng trở nên vui vẻ, mặc dù họ không đến đích theo kế hoạch, nhưng những điểm dừng và xuất phát trên đường đi cũng giúp họ nhìn thấy được nhiều điều mới mẻ mà bình thường không thể nhìn thấy.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 6
Người mẹ cũng dùng lòng bao dung để mở rộng tầm nhìn cho con, nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn dự định.

Các chuyên gia gọi đây là sức mạnh của sự khoan dung. Dù cả gia đình đi sai đường, những gì họ nhìn thấy trong mắt mình chính là vẻ đẹp và sự trân trọng trên đường đi. Khi chũng tanhìn thấy được vẻ đẹp trong mắt mình thì mọi điều tồi tệ gặp phải không còn là thảm họa nữa.

Phải nói rằng trong gia đình có một người ổn định về mặt cảm xúc quan trọng biết bao. Người mẹ dùng lòng bao dung để giải thích nỗi xấu hổ khi đi sai đường của bố, dù sao việc lái xe đi sai phần đường là chuyện thường tình, vậy có gì to tát đâu?

Người mẹ cũng dùng lòng bao dung để mở rộng tầm nhìn cho con, nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn dự định, đồng thời truyền cho con một nguồn năng lượng đúng đắn bằng sự bao dung của mình: Chúng ta có làm sai điều gì cũng phải biết xoay chuyển tình thế, có thể trở nên ý nghĩa hơn.

Đây chính là sức mạnh của lòng bao dung, tình yêu thương của bố mẹ cũng là trải nghiệm tất yếu để trẻ cảm thấy hạnh phúc.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 7

Hiểu sức mạnh của niềm hạnh phúc - Hướng dẫn trẻ dũng cảm đối mặt với lỗi lầm

Hạnh phúc có thể khiến con người cảm thấy thoải mái, cuộc sống tràn đầy năng lượng. Nhưng trên thực tế, cuộc sống là sự phát triển không ngừng thông qua thử nghiệm và sai sót.

Khi nhìn lại chặng đường mình đã đi, chúng ta sẽ thấy mọi thành quả đạt được đều là kết quả của những sai lầm nhỏ. Điều này cũng đúng đối với sự phát triển của trẻ.

Khác với khả năng chịu đựng căng thẳng và thấu hiểu của người lớn, trẻ em thường lo lắng, sợ hãi hơn khi mắc lỗi lầm.

Lúc này, nếu bố mẹ có thể giải quyết ổn thỏa để trẻ dũng cảm đối mặt với lỗi lầm thì tính tích cực, cởi mở của trẻ chính là sức mạnh nội tâm, tăng khả năng chấp nhận thất bại kịp thời. Đó là sự tự tin, là cảm giác thành tựu và là niềm hạnh phúc do bố mẹ mang lại.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 8
Bố mẹ có thể giúp trẻ dũng cảm đối mặt với lỗi lầm thì tính tích cực, cởi mở của trẻ chính là sức mạnh nội tâm.
Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 9

Hạnh phúc là làm bạn với con - Để trẻ không chiến đấu một mình

Nếu trẻ tin tưởng bạn và cảm thấy những gì bố mẹ làm là đáng tin cậy, trẻ sẽ tự nhiên học theo.

Trên đường đi làm về, người bố xách cặp đi học, con gái đi theo sau, lần lượt bước vào thang máy.

Vừa bước vào thang máy, con gái đã hỏi: “Bố ơi, bố có biết việc học khó thế nào không? Tin hay không con sẽ chỉ cho bố một câu hỏi và nó sẽ làm bố bối rối”.

Nói xong, con gái lấy bài kiểm tra trong cặp ra, trong đó có mấy câu sai.

Người bố cầm tờ giấy kiểm tra đọc kỹ rồi nói với con gái với vẻ ngầm hiểu: “Đúng vậy, đặc biệt những câu hỏi này có vẻ hơi khó, nhưng đừng lo về nhà chúng ta sẽ chăm chỉ làm cùng nhau nhé!"

Cô bé lập tức tràn đầy năng lực, chạm tay với bố mình rồi vui vẻ bước ra khỏi thang máy. Sau đó hai bố con rất nhẹ nhàng và hòa hợp khi nghiên cứu câu hỏi.

Trên thực tế, điều khiến trẻ bối rối không phải là độ khó của câu hỏi mà là áp lực học tập của bố mẹ. Đặc biệt khi trẻ gặp phải những câu hỏi không làm được hoặc làm không đúng sẽ cảm thấy lo lắng, bất lực. Suy cho cùng, nếu trẻ biết tất cả mọi thứ thì không cần bố mẹ giúp đỡ.

Nhưng nếu chúng ta chấp nhận sự “không xuất sắc” của con mình, coi những khuyết điểm là cần sự giúp đỡ thì đây là cơ hội để bố hòa hợp và làm bạn với con.

Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không cần quá phức tạp, chỉ cần làm 4 điều - 10
Hạnh phúc là có bố mẹ làm bạn, đồng hành cùng con.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh
Ngày 18/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Nội vừa công bố chi tiết Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025 của phòng giáo dục và đào tạo 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Khởi tố điều tra vụ chìm tàu kéo, lật sà lan trên vùng biển Lý Sơn
Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ngãi) đã có quyết định khởi tố vụ án tai nạn đường thủy làm 4 người chết, 5 người mất tích về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" theo Điều 272, Bộ luật Hình sự.