Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 28/02/2024 07:00 (GMT+7)

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thi đua, khen thưởng

Theo dõi GĐ&PL trên

Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng gồm: Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi; Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng; Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng…

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Điều 5 Luật này đã quy định về nguyên tắc thi đua, khen thưởng.Cụ thể, việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc: Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc: Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được; Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó…

Đáng chú ý, Điều 15 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng như sau:

- Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

- Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

- Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

- Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

- Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.