Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 02/02/2024 07:04 (GMT+7)

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo

Theo dõi GĐ&PL trên

Dưới đây là một số những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo.

Theo phong tục, văn hóa Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình Việt luôn chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã để tiễn đưa ông Táo về trời. Vì là phong tục rất quan trọng vào những ngày cuối năm nên gia chủ khi cúng đều rất quan tâm đến những vấn đề kiêng kỵ để không mạo phạm đến thần linh.

Dưới đây là một số những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo.

Không cúng quá sớm

Theo các chuyên gia phong thủy, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm. Đặc biệt là tuyệt đối không cúng ông táo vào ngày Rằm tháng Chạp (15 tháng Chạp âm lịch). Gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp.

Theo truyền thống, gia chủ không nên bao sái, rút tỉa chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Phải cúng ông Công ông Táo xong mới nên làm việc này.

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo Ảnh 1
Hình minh họa.

Không cúng sau 12 giờ ngày 23

Sau 12 giờ trưa ngày 23 là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời. Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Không đặt mâm cúng dưới bếp

Nhiều gia đình cho rằng ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cỗ cúng và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy vậy các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Việc cúng, thờ phụng đều phải ở trên bàn thờ chính của gia đình.

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo Ảnh 2
Hình minh họa.

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động thô bạo, mất ý nghĩa tâm linh, thậm chí còn là tội lỗi.

Khi thả, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn. Không được đứng trên thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống.

Không cúng lễ vật cầu kì

Việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ, vì thế lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ. Nếu cúng quá cầu kỳ rất tốn kém cho gia chủ, nên chuẩn bị lễ vật phù hợp với điều kiện của gia đình.

Cùng chuyên mục

Khi quyền lực mạng bị lạm dụng bởi các 'chiến thần livestream'
Thời gian gần đây, một số TikToker nổi tiếng gây ồn ào trong việc quảng cáo sản phẩm và tương tác với người hâm mộ trên không gian mạng. Những sự việc này buộc dư luận phải đặt ra câu hỏi về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các "chiến thần livestream"?
Mẹ bé Bắp mắng chửi mạnh thường quân?
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa mẹ bé Bắp và một người phụ nữ khác xuất hiện trên mạng xã hội. Trong đoạn clip, mẹ bé Bắp có lời nói và thái độ khá gay gắt.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.