Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/08/2024 06:31 (GMT+7)

Người lao động có thể đóng khoản nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung một chương quy định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp và biện pháp xử lý vi phạm.Cụ thể, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Đồng thời, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất thêm cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động, trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao độngTheo đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận tạm thời thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có yêu cầu của người lao động, làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Đó là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cưỡng chế về quản lý thuế; đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập; đang làm thủ tục phá sản; đã phá sản; không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Khi người sử dụng lao động tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc có quyết định tuyên bố phá sản, giải thể, mà thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây sẽ là cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đối với trường hợp tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng chuyên mục

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn về miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khoảng đêm 21/9 và sáng sớm ngày 22/9, không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin mới

Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.
Gió mùa Đông Bắc sắp tràn về miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khoảng đêm 21/9 và sáng sớm ngày 22/9, không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.