Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 12:47 (GMT+7)

Ngân hàng VIB: Nợ xấu tăng mạnh, hơn 66% tài sản đảm bảo là bất động sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Nợ xấu tại VIB tăng mạnh, vượt mốc 3% và lọt vào Top cao nhất toàn ngành. Cùng với đó, VIB không hoàn thành phần lớn các mục tiêu đã được ĐHĐCĐ thông qua trước đó.

tm-img-alt

Nợ xấu thuộc Top cao nhất thị trường

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 với nhiều điểm đáng lưu ý. Trong đó, nổi bật nhất là nợ xấu tại VIB tăng mạnh, vượt mốc 3% và lọt vào Top cao nhất toàn ngành.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2023, Nợ xấu tại VIB lên đến 8.374 tỷ đồng, chiếm 3,14% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu tăng 2.687 tỷ đồng, tương đương 47,2% về giá trị tuyệt đối và tăng 28,2% về tỷ lệ.

Như vậy, về tỷ lệ nợ xấu, VIB đã vượt qua mức “trần” 3% mà Ngân hàng Nhà nước quy định đồng thời lọt vào Top các ngân hàng có nợ xấu năm 2023 cao nhất toàn ngành.

Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu của VIB đang có xu hướng tăng rất mạnh trong giai đoạn 5 năm gần đây. Trước đó, con số này lần lượt là 2,45% (năm 2022), 2,32% (năm 2021), 1,74% (năm 2020) và 1,96% (năm 2019).

Liên quan đến nợ xấu là tài sản đảm bảo. Tại ngày 31/12/2023, phần lớn tài sản đảm bảo tại VIB đều là bất động sản. Cụ thể, hồi cuối năm 2023, Tài sản, giấy tờ có giá thế chấp cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu tại VIB có là 567.666 tỷ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo của khách hàng là bất động sản có giá trị cao nhất, lên tới 375.298 tỷ đồng, chiếm 66,1% tổng giá trị đảm bảo.

Với việc nợ xấu liên tục tăng mạnh, VIB phải dành ngân sách lớn cho dự phòng. Trong quý 4/2023, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VIB lên đến 1.693 tỷ đồng, tăng 1.340 tỷ đồng, tương đương 380% so với quý 4/2022; lũy kế cả năm tăng 3.567 tỷ đồng, tương đương 279% lên 4.847 tỷ đồng.

Dành ngân sách rất lớn cho dự phòng nhưng VIB vẫn ghi nhận Lợi nhuận sau thuế năm 2023 tăng trưởng dương khi đạt 8.562 tỷ đồng, tăng 93 tỷ đồng, tương đương 1,1% so với năm 2022.

Có được kết quả này là do các chỉ tiêu kinh doanh của VIB đều tăng trưởng dương. Thu nhập lãi thuần tăng từ 14.963 tỷ đồng lên 17.361 tỷ đồng, Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 3.188 tỷ đồng lên 3.327 tỷ đồng, Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 548 tỷ đồng dù năm trước lỗ 275 tỷ đồng,….

Không hoàn thành đa số các mục tiêu

Báo cáo cho thấy, các chỉ tiêu lợi nhuận của VIB đều tăng trưởng dương nhưng nhà băng này không hoàn thành nhiều chỉ tiêu được ĐHĐCĐ thông qua trong phiên họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra trong tháng 3/2023.

Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của VIB thông qua một số chỉ tiêu như sau: Lợi nhuận trước thuế đạt 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3%; tổng tài sản đạt 428.500 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng đạt 292.500 tỷ đồng, tăng 25%; huy động vốn đạt 292.600 tỷ đồng, tăng 26,2%.

Tuy nhiên, trên thực tế, VIB chỉ đạt 10.703 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế, bằng 87,7% kế hoạch; đạt 409.881 tỷ đổng Tổng tài sản, bằng 95,7% kế hoạch; đạt 266.346 tỷ đồng dư nợ tín dụng, bằng 91,1% dư nợ tín dụng; đạt 236.577 tỷ đồng Tiền gửi của khách hàng, bằng 80,9% kế hoạch;….

Dù rất nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch nhưng VIB vẫn mạnh tay tăng lương cho người lao động và dàn lãnh đạo cấp cao. Cụ thể, trong năm 2023, VIB mạnh tay tuyển dụng. Theo đó, tại ngày 31/12/2023, VIB có 12.253 người, tăng 2.031 người, tương đương 19,9% so với cuối năm 2022. Đây là đà tăng rất lớn về quy mô nhân sự.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyển dụng, VIB dành 4.350 tỷ đồng chi cho nhân viên, tăng 268 tỷ đồng, tương đương 6,6% so với năm 2022. Bình quân, số tiền thực chi cho mỗi người lao động là 355 triệu đồng/người/năm, tương đương 29,6 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, theo dữ liệu do VIB công bố, thu nhập của người lao động cao hơn con số này khá nhiều. Trong năm 2023, mỗi nhân sự VIB được trả 31,75 triệu đồng/người/tháng, tăng nhẹ so với con số 29,78 triệu đồng/người/tháng của năm 2022.

Trong khi đó, Thù lao của Hội đồng quản trị tăng từ 5,5 tỷ đồng lên 13,2 tỷ đồng (bình quân 2,64 triệu đồng/người/năm, tương đương 220 triệu đồng/người/tháng); Thù lao của Ban Kiểm soát tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 5,6 tỷ đồng (bình quân 2,8 tỷ đồng/người/năm, tương đương 233 triệu đồng/người/tháng).

Ban Điều hành là dàn lãnh đạo cấp cao duy nhất bị giảm lương. Theo đó, Lương thưởng của Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng giảm từ 33,9 tỷ đồng xuống 27,5 tỷ đồng (trung bình 5,5 tỷ đồng/người/năm, tương đương 458 triệu đồng/người/tháng).

Cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung
Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
Ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.
Đề xuất ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học khớp với dữ liệu của căn cước.

Tin mới

Khắc phục một số tồn tại trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ Y tế
Chiều 6/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường ký ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế. Trong đó, cơ quan thanh tra đã chỉ ra một số thiếu sót, khuyết điểm trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Y tế.