Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 22/06/2021 10:22 (GMT+7)

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào cho đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện

Theo dõi GĐ&PL trên

Khi thời tiết vào những ngày nóng, các gia đình thường có xu hướng sử dụng điều hòa thường xuyên. Vì thế, bạn hãy bỏ túi ngay 5 cách sử dụng điều hòa đúng cách vào những ngày nắng nóng để vừa mát lại tiết kiệm điện.

Ngày hè, thời tiết nắng nóng kéo dài thì chiếc điều hòa là sản phẩm được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất hiện nay. Điều hòa giúp giảm bớt sự nóng bức, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, thư thái và dễ chịu hơn vào những ngày thời tiết oi bức kinh hoàng. Đặc biệt, gia đình có trẻ nhỏ, người già thì chiếc điều hòa càng phát huy tác dụng của mình.

Tuy nhiên, các gia đình sử dụng điều hòa với tần suất nhiều trong thời điểm nắng nóng, thậm chí để nhiệt độ thấp khoảng 16 độ C vừa tốn điện mà chức năng làm mát vẫn chưa đủ hài lòng. Đó là bởi vì bạn còn chưa biết cách sử dụng điều hòa cho đúng để vừa làm mát lại tiết kiệm được tiền điện.

1. Dùng chế độ "Cool" trên điều hòa

Bạn nên dùng chế độ Cool thay vì dùng chế độ Dry trên điều hòa để làm mát được hiệu quả hơn. Chế độ này còn giúp bạn hạn chế tình trạng không khí quá khô để ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào là đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

2. Đừng chỉ bật điều hòa, hãy dùng thêm quạt

Nghe có vẻ tốn điện hơn nhưng cách làm bật điều hòa và sử dụng thêm quạt gió sẽ giúp không khí trong phòng được lưu thông tốt và mang lại cảm giác mát mẻ hơn hẳn. Không những thế, nếu thực hiện theo cách làm này bạn sẽ giảm tải được việc làm mát phòng cho điều hòa, máy chạy bớt nặng sẽ tiết kiệm được điện hơn.

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào là đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.

3. Bật nhiệt độ thích hợp cho điều hòa là từ 24 - 25 độ C

Không nên cài đặt nhiệt độ lạnh của máy lạnh quá thấp, tốt nhất nên đặt ở nhiệt độ khoảng 24-25 độ C (ban ngày) và 25 -27 độ C (ban đêm). Nếu có điều kiện, nên chọn loại máy có hiệu suất làm lạnh cao (dạng Inverter) để giảm lượng điện năng tiêu thụ.

Vì khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5 đến 3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu nhiệt độ điều hòa hạ thấp xuống 25 độ C từ mức 26 độ C, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 đến 2,5%.

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào là đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện - Ảnh 4.
Ảnh minh họa.

Bạn thường bật/tắt điều hòa sẽ khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn và tốn thời gian làm lạnh phòng do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy, để tránh gây tác dụng ngược, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.

Ngoài ra, khi không sử dụng điều hòa thì bạn nên ngắt điện. Nhiều người có thói quen chỉ tắt bằng remote, nhưng khi đó điều hòa vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng remote, bạn nên ngắt Aptomat của điều hòa nữa.

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào là đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện - Ảnh 5.
Ảnh minh họa.

Hẹn giờ tắt máy vào khuya: Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào lúc khuya khi bạn đã ngủ. Như vậy, nó sẽ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, lại vừa tiết kiệm điện.

Sử dụng chế độ ngủ đêm: Một số điều hòa mới gần đây đều đã được trang bị chức năng hỗ trợ tăng dần nhiệt độ (thường mỗi giờ máy sẽ tăng 0.5 độ và tối đa là 2 độ C) để tránh cho người dùng tỉnh giấc về đêm do cảm thấy lạnh. Khi máy tăng nhiệt độ cũng đồng nghĩa với công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện hơn.

Mùa nóng, bạn phải bật điều hòa như thế nào là đúng cách để vừa mát lại tiết kiệm điện - Ảnh 6.
Ảnh minh họa.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.