Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/05/2024 06:30 (GMT+7)

Một số lỗi phổ biến mà thí sinh cần lưu ý về việc xét tuyển đại học

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện có hơn 200 trường đại học sử dụng khoảng 20 phương thức xét tuyển. Việc có nhiều phương thức, tiêu chí đôi khi khiến thí sinh bị rối, để xảy ra sai sót và trượt đại học một cách đáng tiếc.

Một số lỗi phổ biến mà thí sinh cần lưu ý về việc xét tuyển đại học
Ảnh minh họa.

Bộ GD&ĐT lưu ý một số nội dung quan trọng với các cơ sở đào tạo (trường đại học), các thí sinh để công tác tuyển sinh diễn ra thuận lợi, đúng quy chế, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.

Theo đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường trên đề án tuyển sinh và quy chế tuyển sinh của trường. Thực hiện đăng ký xét tuyển theo quy định của trường (về tiêu chí, điều kiện, hồ sơ, quy trình, thời gian dự tuyển) tại cổng thông tin tuyển sinh của trường.

Tất cả nguyện vọng của thí sinh bắt buộc phải đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT hoặc tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo không đủ điều kiện để xét tuyển. Khai báo, cung cấp đầy đủ, chính xác tất cả thông tin đăng ký dự tuyển vào các trường.

Sau đây là một số lỗi phổ biến ở kỳ tuyển sinh các năm trước mà thí sinh cần lưu ý:

Không chú ý đến điều kiện, tiêu chuẩn của trường, kể cả tiêu chí phụ

Trong đề án tuyển sinh, các trường đại học nêu rõ điều kiện xét tuyển, thứ tự ưu tiên. Các điều kiện này có thể là điểm học bạ, điểm một môn trong tổ hợp hay yêu cầu về sức khỏe, độ tuổi.

Tuy nhiên thực tế các năm, nhiều thí sinh không đọc kỹ các điều kiện, dẫn đến đạt điểm chuẩn nhưng vẫn trượt sau khi trường hậu kiểm hồ sơ.

Hiểu sai về xét tuyển sớm

Hầu hết đại học xét tuyển sớm với các phương thức phổ biến như xét học bạ, chứng chỉ quốc tế, xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí.

Khi thí sinh "trúng tuyển sớm", các trường gửi mail thông báo và thường kèm lưu ý về việc đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển thành nguyện vọng 1. Có trường thỏa thuận với thí sinh về việc cam kết, xác nhận nhập học sớm.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh "trúng tuyển sớm" chỉ là kết quả tạm thời. Các em cần hoàn thành các bước đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ sau khi tốt nghiệp THPT, kể cả là các nguyện vọng đã "trúng tuyển". Nếu không, việc "trúng tuyển sớm" là vô nghĩa.

Ngược lại, thí sinh không bắt buộc đăng ký ngành đã "trúng tuyển sớm" nếu không thực sự yêu thích.

PGS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, trong các buổi tư vấn tuyển sinh, đều nhắc nhở thí sinh nên để nguyện vọng mình yêu thích nhất lên làm nguyện vọng 1, thay vì đặt nguyện vọng đã trúng tuyển sớm nhưng không thực sự yêu thích lên đầu.

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2024 ban hành ngày 26/4, Bộ GD&ĐT cũng cấm các trường yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ hồ sơ...).

Không chú ý cách tính điểm xét tuyển

Thông thường, các trường đại học tính điểm xét tuyển là tổng điểm 03 môn trong tổ hợp theo học bạ, kết quả thi tốt nghiệp THPT, cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích. Tuy nhiên, một số trường có cách tính khác.

Ví dụ tại Đại học Bách khoa Hà Nội, một số ngành ưu tiên điểm môn Toán và tính điểm theo công thức: (Toán x 2 + Môn 2 + Môn 3) x 3/4 + Điểm ưu tiên. Công thức tính này khiến hai thủ khoa khối A00 (Toán, Lý, Hóa) toàn quốc trượt nguyện vọng 1 năm ngoái.

Thí sinh cần nắm vững cách tính điểm xét tuyển của từng trường, từng ngành để xem xét khả năng trúng tuyển, từ đó đưa ra quyết định.

Đổi nguyện vọng sai nhóm khi đăng ký vào trường quân đội

Khối trường quân đội có đặc thù là thí sinh phải vượt qua vòng sơ tuyển với các tiêu chí về sức khỏe, chính trị, đạo đức.

17 trường quân đội chia thành hai nhóm. Nhóm đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật gồm Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nhóm đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần gồm những trường còn lại. Một số điều kiện sẽ khác nhau giữa hai nhóm trường.

Ví dụ, điều kiện chiều cao với thí sinh nam đăng ký vào nhóm sĩ quan chỉ huy tối thiểu 1,65 m nhưng với nhóm sĩ quan chuyên môn kỹ thuật chỉ là 1,63 m. Về thị lực, nhóm sĩ quan chỉ huy không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ trong khi nhóm khác được tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ không quá 3 đi-ốp.

Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển. Khi đổi nguyện vọng, thí sinh chỉ được đổi nguyện vọng trong cùng nhóm. Nếu vì thấy điểm cao mà chuyển nguyện vọng sang trường ở nhóm khác so với trường đăng ký khi sơ tuyển, thí sinh sẽ bị đánh trượt dù đạt điểm chuẩn. Trường hợp này đã xuất hiện ở những năm trước.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, các trường đại học hoàn thành xét tuyển sớm và thông báo kết quả với thí sinh trước 17h ngày 10/7. Thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7.

Điểm chuẩn đại học năm 2024 được công bố trước 17h ngày 19/8.

Hơn 01 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tới thời điểm hiện tại, đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên Hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT (trước đó, năm 2023 là 1.024.063 thí sinh), trong đó số thí sinh tự do đăng ký dự thi là 45.344 thí sinh (năm 2023 là 37.841 thí sinh).

Các tỉnh, thành phố có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất gồm: Hà Nội (109.078 thí sinh), TP. Hồ Chí Minh (88.196 thí sinh), Thanh Hóa (38.677 thí sinh). Các tỉnh, thành phố có số thí sinh đăng ký dự thi ít nhất gồm: Kon Tum (5.052 thí sinh), Lai Châu (4.211 thí sinh), Bắc Kạn (3.180 thí sinh)

Cùng chuyên mục

Hà Nội công bố cấu trúc các môn thi lớp 10
Sở GD&ĐT TP. Hà Nội chính thức công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa với 7 môn thi - kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026. Điều này đáp ứng mong mỏi của hàng ngàn phụ huynh và học sinh.
Vụ phụ huynh “vây” trường ở Nam Từ Liêm: Ngày 26/8 chốt hạn nộp đơn xin chuyển trường
Liên quan đến vụ việc việc phụ huynh “vây” trường để xin chuyển cho con sang học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), tối 24/8, theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, đơn vị vừa ban hành thông báo về việc tiếp nhận đơn xin chuyển trường của các phụ huynh học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ.

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.