Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 20/11/2024 16:01 (GMT+7)

Mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với 15 bị cáo liên quan sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil

Theo dõi GĐ&PL trên

Hôm nay (ngày 20/11), Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Hội đồng xét xử do Thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ toạ, Thẩm phán Bùi Đức Nam và 3 Hội thẩm nhân dân. Phiên xét xử dự kiến diễn ra trong 12 ngày, tuyên án vào ngày 05/12. Bộ Công thương và Bộ Tài chính được xác định là nguyên đơn dân sự.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ Xuyên Việt Oil do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa.
Phiên xét xử sơ thẩm vụ Xuyên Việt Oil do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa.

Trong tổng số 15 các bị cáo bị đưa ra xét xử, có nhiều bị cáo là cán bộ cấp cao từ trung ương đến địa phương.

Trong phiên xét xử Xuyên Việt Oil có hơn 23 Luật sư bào chữa cho các bị cáo, 93 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Về phía nguyên đơn dân sự là Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã có đơn xin xét xử vắng mặt.

Vụ án được điều tra, xác minh xuất phát từ đơn tố giác về tội phạm phản ánh bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) sử dụng trái phép tài sản Nhà nước; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm dụng tài sản, gây thất thoát 214,1 tỉ đồng tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu và 1.246,1 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Qua đó, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 15 cá nhân về các tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo Điều 219, Điều 354, Điều 364, Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ”.

Bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) bị đưa ra xét xử về 2 tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị cáo buộc 2 tội danh “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng bị truy tố tội “Nhận hối lộ” còn có các bị cáo: Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh), Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và Đặng Công Khôi (Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính).

Các bị cáo tại phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo cáo trạng, Công ty Xuyên Việt Oil được Mai Thị Hồng Hạnh mua lại cổ phần vào năm 2005 khi vốn điều lệ công ty là 50 tỉ đồng và trở thành người đại diện theo pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty. Chỉ sau 6 năm, vốn điều lệ công ty đã tăng lên 3.000 tỉ đồng. Đến năm 2013, công ty đã phát triển mạnh với 15 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9 công ty liên quan. Suốt quá trình quản lý Công ty Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, vi phạm các quy định về sử dụng quỹ Bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỉ đồng; trong đó, thất thoát từ Quỹ bình ổn giá hơn 219 tỉ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường hơn 1.244 tỉ đồng.

Cụ thể, từ năm 2016, Mai Thị Hồng Hạnh đã chỉ đạo nhân viên không thực hiện đúng quy định về trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Số tiền trong quỹ được chuyển từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân để sử dụng vào mục đích riêng. Đến tháng 5/2023, Công ty Xuyên Việt Oil báo cáo số dư Quỹ bình ổn giá là 219 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế tổng số dư trong 3 tài khoản báo cáo chỉ còn hơn 2 triệu đồng, dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước 219 tỉ đồng.

Ngoài ra, từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Công ty Xuyên Việt Oil đã thu hộ 1.244 tỉ đồng tiền thuế nhưng không nộp ngân sách mà chuyển vào tài khoản cá nhân của Hạnh để sử dụng. Khi cơ quan chức năng điều tra, trong tổng số 36 tài khoản (17 tài khoản cá nhân của Hạnh và 19 tài khoản công ty) chỉ còn hơn 4 tỉ đồng và bị cáo Hạnh không còn khả năng nộp lại số tiền thuế đã chiếm đoạt. Tổng thiệt hại ngân sách Nhà nước lên đến hơn 1.244 tỉ đồng. Mai Thị Hồng Hạnh đã sử dụng số tiền chiếm đoạt để mua bất động sản, cho vay mượn và đặc biệt là hối lộ nhiều cán bộ để “lách luật”.

Theo đó, để Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vào các năm 2016 và 2021, bỏ qua lỗi vi phạm, được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu..., từ năm 2016 - 2022, Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần với tổng số tiền hơn 31,5 tỉ đồng cho nhóm bị can giữ chức vụ lãnh đạo tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính gồm: Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương), Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công thương), Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (đều cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước)…

Cáo trạng kết luận, hành vi của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh và các đối tượng liên quan không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước mà còn làm tổn hại đến niềm tin của xã hội đối với các cơ quan quản lý. Hành vi hối lộ để duy trì lợi ích cá nhân, sự phát triển của công ty đã tạo ra chuỗi sai phạm và thấy rõ những lỗ hổng trong quản lý kinh doanh xăng dầu, cần sự chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc để bảo đảm tính minh bạch, công bằng

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Mua đất thuộc quy hoạch có được trả lại tiền?
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (đất, nhà ở và tài sản khác nếu có) thuộc quy hoạch nhưng người nhận chuyển nhượng không biết thì có quyền trả lại đất và yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền.