Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/09/2024 12:45 (GMT+7)

Mang 320 triệu đi từ thiện: Bà Nhân Vlog bất ngờ đối mặt với chỉ trích 'làm màu'

Theo dõi GĐ&PL trên

Bà Nhân Vlog thẳng thắn đáp trả trước những ý kiến cho rằng cô “làm màu” khi cầm 320 triệu tiền mặt đi từ thiện. Màn từ thiện của nữ Youtuber đã gây tranh cãi nhưng cũng nhận được sự ủng hộ từ nhiều người.

Những ngày vừa qua, mạng xã hội dậy sóng với màn từ thiện của Bà Nhân Vlog (Lê Thị Đức Nhân) tại các tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Cụ thể, cô bị chỉ trích "làm màu" khi chia sẻ việc cầm 320 triệu đồng tiền mặt để trao tận tay cho bà con bị ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng cô đã xử lý một cách cồng kềnh khi mang theo số tiền lớn như vậy.

Mang 320 triệu đi từ thiện: Bà Nhân Vlog bất ngờ đối mặt với chỉ trích 'làm màu' Ảnh 1
Hành trình thiện nguyện của bà Nhân Vlog tại tỉnh Cao Bằng gây nhiều tranh cãi.

Trong video gần đây, Bà Nhân Vlog đã chia sẻ về hành trình thiện nguyện của mình tại tỉnh Cao Bằng, đồng thời lên tiếng trước những ý kiến tiêu cực.

Cô cho biết nhiều người khuyên cô nên gửi tiền quyên góp thông qua các tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thay vì tự mình đi trao tận nơi. Tuy nhiên, theo Bà Nhân Vlog, cô muốn trực tiếp trao tiền cho người dân để tận mắt chứng kiến và yên tâm rằng tiền sẽ đến đúng người.

Mang 320 triệu đi từ thiện: Bà Nhân Vlog bất ngờ đối mặt với chỉ trích 'làm màu' Ảnh 2
Bà Nhân Vlog trao 4 triệu đồng cho những hộ dân mất trắng tài sản sau cơn lũ.

Bà Nhân nói rõ: "Từ trước đến nay, mỗi khi làm từ thiện, tôi đều tự mình đi đến tận nơi, dù là ở Hà Giang, Sapa hay thậm chí cả Châu Phi. Tôi quan niệm rằng, nếu mình chỉ cần đến và động viên được bà con, mà không làm thì đâu phải là mình".

Về những thắc mắc xoay quanh việc cô có con nhỏ, nhiều người cho rằng cô nên ở nhà thay vì đi xa. Bà Nhân giải thích rằng gia đình và em gái đã hỗ trợ chăm con khi cô vắng mặt, và cô đã xin phép ý kiến từ chính quyền trước khi thực hiện chuyến từ thiện này.

Ban đầu, cô dự định ủng hộ tại xóm Lũng Lỳ, nhưng sau khi biết nơi này đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, cô chuyển sang xã Thanh Long - một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Tại đây, cô trao 4 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình mất trắng hoàn toàn tài sản, tổng cộng số tiền hỗ trợ là 84 triệu đồng.

Mang 320 triệu đi từ thiện: Bà Nhân Vlog bất ngờ đối mặt với chỉ trích 'làm màu' Ảnh 3
Thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

Bà Nhân Vlog thẳng thắn chia sẻ: "Tôi không đủ khả năng để cầm tiền của người khác. Dù có gây tranh cãi, tôi tin vào cách làm của mình, trực tiếp trao tiền giúp tôi yên tâm hơn".

Bên cạnh việc nhận nhiều chỉ trích về cách thức từ thiện, cô cũng nhận được sự ủng hộ từ không ít người. Theo đó, các ý kiến này cho rằng việc "làm màu" của Bà Nhân Vlog mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng vẫn đáng được trân trọng.

Mang 320 triệu đi từ thiện: Bà Nhân Vlog bất ngờ đối mặt với chỉ trích 'làm màu' Ảnh 4

Dưới bài đăng của Bà Nhân Vlog, nhiều netizen đã để lại bình luận bênh vực:

- Làm màu mà giúp đỡ được người dân thì có gì sai?

- Đi đến tận nơi để trao tiền, động viên bà con là điều cần thiết, ở nhà thì cứ lo lắng mãi không biết tiền có đến tay họ không?

- Nếu mình có điều kiện, mình cũng sẽ làm như Bà Nhân, đến tận nơi trao tận tay, vừa yên tâm mà còn cảm nhận được sự may mắn của mình.

Câu chuyện từ thiện của Bà Nhân Vlog tiếp tục thu hút sự chú ý và gây tranh luận, nhưng dù thế nào, hành động của cô vẫn mang lại giá trị cho những người dân đang cần giúp đỡ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.