Giá xăng dầu hôm nay 17/5: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 17/5/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 17/5
Ghi nhận vào lúc 9h00 ngày 17/5 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,09 USD/thùng, tương ứng +0,12% ở mức 74.52 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0,7 USD/thùng, tương ứng -0,98% ở mức 70.52 USD/thùng.
Theo giới phân tích, giá dầu quay đầu giảm khi những dữ liệu kinh tế của Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới - cho thấy đà phục hồi chậm hơn dự kiến. Sản lượng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc chỉ tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng chậm hơn nhiều so với mức dự báo tăng 10,9%.
Trong tháng 4, đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc chỉ tăng 4,7%, mức tăng chậm nhất kể từ cuối năm 2021. Các biện pháp kích thích kinh tế vẫn đang khá hạn chế trong khi đà phục hồi kinh tế của nước này chậm hơn dự kiến. Triển vọng kinh tế yếu từ Trung Quốc đã phủ bóng lên triển vọng nhu cầu dầu của nước này, khiến giá dầu đi xuống.
Nguồn cung dầu thô toàn cầu có thể thắt chặt vào nửa cuối năm nay khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hồi tháng 4 vừa qua cho biết một số nước thành viên sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa, làm giảm nguồn cung dầu thô hiện có. Theo tính toán của hãng tin Reuters, OPEC+ sẽ cắt giảm khoảng 1,16 triệu thùng/ngày, qua đó nâng tổng lượng cắt giảm lên 3,66 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu tại các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc. Yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá dầu là việc Mỹ có tín hiệu nối lại hoạt động mua hàng tích trữ.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm ngày 12/5 cho hay Chính phủ Mỹ có thể mua lại dầu để lấp đầy kho dự trữ chiến lược của nước này sau khi hoàn thành đợt bán bắt buộc vào tháng 6 tới. Mỹ sẽ mua dầu khi giá duy trì bền vững ở trong hoặc dưới mức 67-72 USD/thùng.
Thông báo này được đưa ra sau báo cáo hàng tuần của Công ty Dịch vụ Năng lượng Baker Hughes Co cho thấy số lượng giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi số giàn khoan khí đốt của nước này giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 4 năm ngoái.
Cùng với đó, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu xăng của Mỹ tăng vọt trước mùa hè.
OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2022 để hỗ trợ thị trường khi triển vọng kinh tế xấu đi, ảnh hưởng đến giá cả. Sau đó, trong một động thái bất ngờ vào đầu tháng 4, Ả Rập Saudi và các thành viên OPEC+ khác đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Thông báo này đã giúp đẩy giá dầu tăng mạnh, nhưng những mức tăng đó đã bị xóa bỏ do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng hơn 5% ngay sau khi Baker Hughes đưa ra báo cáo về kỳ vọng việc giảm số lượng giàn khoan sẽ cắt giảm sản lượng vào cuối năm nay.
Số lượng giàn khoan dầu khí đã giảm 17 giàn xuống còn 731 giàn trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2022. Mức giảm hàng tuần là lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 giàn xuống còn 586 giàn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2022, trong khi số giàn khoan khí đốt giảm 16 giàn xuống 141, mức thấp nhất vào tháng 4 năm ngoái.
Ở một diễn biến khác, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/5 cho biết xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 4/2023 đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi xung đột giữa nước này với Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022, với doanh thu tăng 1,7 tỷ USD bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, IEA cho biết xuất khẩu của Nga đã tăng 50.000 thùng/ngày lên 8,3 triệu thùng/ngày trong tháng trước.
Trong một động thái bất ngờ vào đầu tháng 4, Ả Rập Saudi và các thành viên OPEC+ khác đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày.
Bất chấp giá dầu tăng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) vẫn “bám trụ” với kế hoạch nâng mục tiêu sản lượng tháng 6 lên chỉ 432.000 thùng/ngày.
Quyết định này của OPEC + có nghĩa là sẽ không có thêm dầu đến châu Âu để thay thế các thùng dầu bị trừng phạt của Nga. Theo Chủ tịch EC Ursual von der Leyen, lệnh cấm vận dầu thô sẽ có hiệu lực sau sáu tháng và lệnh cấm vận sản phẩm tinh chế sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Công ty năng lượng Hoa Kỳ đã cắt giảm số giàn khoan dầu và khí tự nhiên nhiều nhất trong một tuần kể từ tháng 2, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co.Số lượng giàn khoan dầu khí đã giảm 7 giàn xuống còn 748 giàn trong tuần tính đến ngày 5/5.
Trong một diễn biến khác, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một kế hoạch sâu rộng nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ ngành năng lượng, một trong những bước lớn nhất từ trước đến nay nhằm nỗ lực khử cacbon cho nền kinh tế để chống lại biến đổi khí hậu.
Ngày 10/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 3 triệu thùng trong tuần trước do xuất khẩu giảm. Một ngày trước đó, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ đã tăng khoảng 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 5/5, sau 3 tuần giảm liên tiếp.
Các nhà phân tích của hãng tin Reuters trước đó dự báo, lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm 900.000 thùng và lượng xăng giảm 1,2 triệu thùng. Lượng dầu dự trữ tại các kho của Mỹ bất ngờ tăng làm dấy lên quan ngại về nhu cầu.
Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động tiêu cực sau khi Trung Quốc công bố các dữ liệu kinh tế kém sắc.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 11/5, Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường ở vùng 1) giảm 1.320 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.130 đồng/lít và xăng RON 95 là 21.000 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm trong đợt điều hành này. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 600 đồng còn 17.660 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 550 đồng còn 17.970 đồng/lít.
Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập 300 đồng/lít với xăng E5, RON 95 và dầu DO, dầu hỏa, dầu mazut.
Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành không chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá 500 đồng/lít với các loại xăng E5 và RON 95, trích lập 300 đồng/lít với các mặt hàng dầu.
Như vậy, giá xăng đã giảm lần thứ ba liên tiếp. Đáng chú ý, giá nhiên liệu này đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 tháng. Vào ngày 10-9-2021, xăng E5 RON 92 có giá 20.143 đồng/lít, xăng RON 95 có giá 21.397 đồng/lít.
Tính từ đầu năm, xăng dầu đã trải qua 14 lần điều chỉnh giá. Trong đó, 7 lần tăng, 6 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 21.780 | 22.210 |
Xăng RON 95-III | 21.000 | 21.420 |
Xăng E5 RON 92-II | 20.130 | 20.530 |
DO 0,001S-V | 18.510 | 18.880 |
DO 0,05S-II | 17.650 | 18.000 |
Dầu hỏa 2-K | 17.970 | 18.320 |