Giá xăng dầu hôm nay 13/10: Cập nhật giá xăng dầu trong nước quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 13/10/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/10
Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 12/10 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,167 USD/thùng, tương ứng +0,19% ở mức 85.930 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0,12 USD/thùng, tương ứng -0,15% ở mức 82.39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ổn định quanh mức 86 USD/thùng, sau khi giảm hơn 2% trong phiên trước, sau khi báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 10,176 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là tăng 492.000 thùng và phù hợp với dữ liệu ngành.
Trước đó, giá dầu đã nỗ lực phục hồi khi Saudi Arabia và Nga cho thấy họ đang hợp tác để hỗ trợ thị trường dầu mỏ, trong khi các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ các sự kiện đang diễn ra ở Israel và Gaza.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia và Phó Thủ tướng Nga phát biểu trên truyền hình Nga và cho biết họ cam kết giữ thị trường dầu ổn định bằng cách hành động trước.
Giá đã giảm mức tăng sau khi dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng 10,2 triệu thùng lên 424,2 triệu thùng, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 500.000 thùng.
Bob Yawger, giám đốc phụ trách hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho cho biết, tỷ lệ sử dụng lọc dầu thấp hơn và nhập khẩu ròng cao hơn đã bổ sung vào mức tăng dầu thô. Vị giám đốc này nhận xét báo cáo của EIA chính là báo cáo giảm giá.
Theo Reuters, trong một dấu hiệu tích cực hơn về nguồn cung, Venezuela và Mỹ đã đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán có thể đưa ra biện pháp giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Caracas bằng cách cho phép thêm ít nhất một công ty dầu mỏ nước ngoài tiếp nhận dầu thô của Venezuela với một số điều kiện.
Giá dầu nhích lên vào đầu phiên giao dịch hôm nay (12/10), bù đắp một số khoản lỗ lớn trong phiên trước đó sau khi một nhóm OPEC + duy trì việc cắt giảm sản lượng dầu để giữ nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh lo ngại về sự sụt giảm sắp xảy ra trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2024, cho thấy điều kiện kinh tế toàn cầu khắc nghiệt hơn và tiến bộ về hiệu quả năng lượng sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Cơ quan này hiện nhận thấy mức tăng trưởng nhu cầu năm 2024 ở mức 880.000 thùng/ngày, thấp hơn so với dự báo trước đó là 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, họ đã nâng dự báo nhu cầu năm 2023 lên 2,3 triệu thùng/ngày từ mức dự báo 2,2 triệu thùng/ngày.
Ả Rập Saudi, một quốc gia hàng đầu trong OPEC, vào tháng 7 đã bắt đầu giảm sản lượng hàng ngày 1 triệu thùng, tương đương 1% nhu cầu toàn cầu. Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, cũng đã cắt giảm xuất khẩu kể từ tháng 8.
Đầu tháng, các nước lớn trong OPEC+ Saudi Arabia và Nga đã gia hạn cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm. Những lo ngại về việc sụt giảm thêm tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ quan trọng ở Mỹ có thể giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiểu cũng khiến thị trường lo lắng.
Thị trường dầu thô toàn cầu đã thắt chặt nhanh chóng trong những tháng gần đây. IEA dự kiến nhu cầu toàn cầu trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 ở mức 103 triệu thùng mỗi ngày, vượt xa nguồn cung, ở mức 101 triệu thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 1 đến tháng 3/2022.
Để ứng phó với sự thay đổi của thị trường, Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu thô Brent chuẩn châu Âu trong năm tới lên 100 USD từ mức 93 USD/thùng.
Trong tuần trước, giá dầu liên tục trượt dốc, chiu tác động một phần bởi việc Nga dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu. Quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng của OPEC+ tại cuộc họp giữa tuần và Nga và Saudi Arabia sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,3 triệu thùng cho đến hết năm cũng không thể giúp kéo giá dầu lấy lại được những mất mát quá lớn trong tuần.
Trong tuần, báo cáo từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy, tuần trước nữa, dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm 2,2 triệu thùng xuống 414,1 triệu thùng trong khi dự trữ xăng của nước này tăng mạnh 6,5 triệu thùng. Các nhà phân tích hàng hóa tại JP Morgan cho biết, mức tiêu thụ xăng của Mỹ theo mùa đang ở mức thấp nhất trong 22 năm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu của Mỹ tăng 0,7% lên 12,99 triệu thùng/ngày trong tháng 7, cao nhất kể từ tháng 11/2019. Trong khi đó, nguồn cung dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Mỹ giảm 592.000 thùng/ngày trong tháng 7 xuống 20,12 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 4.
Tháng trước, Nga đã công bố lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel để đối phó với tình trạng thiếu hụt trong nước, làm tăng thêm sự thắt chặt trên thị trường.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến thâm hụt thị trường dầu thô "đáng kể" trong quý 4 năm nay do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+. Cơ quan này dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay, so với nửa đầu năm nay, vượt nguồn cung 1,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn đó. OPEC dự kiến nguồn cung thiếu hụt 3,3 triệu thùng/ngày trong quý 4, cho biết các biện pháp kích thích gần đây của Trung Quốc sẽ giúp phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 16h ngày 12/10 giảm mạnh theo xu hướng thế giới. Giá xăng E5 RON92 giảm 1.595 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.798 đồng/lít.
Chiều 12/10, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 16h.
Cụ thể, cơ quan điều hành quyết định giảm 1.595 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92 và giảm 1.798 đồng/lít đối với xăng RON 95. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 21.910 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.040 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng đã có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp sau 3 tháng gần như chỉ tăng.
Giá dầu diesel giảm 1.184 đồng/lít, còn 22.410 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.352 đồng/lít, xuống 22.460 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.214 đồng/kg, xuống 16.240 đồng/kg.
Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 23.680 | 24.150 |
Xăng RON 95-III | 23.040 | 23.500 |
Xăng E5 RON 92-II | 21.900 | 22.330 |
DO 0,001S-V | 23.470 | 23.930 |
DO 0,05S-II | 22.410 | 22.850 |
Dầu hỏa 2-K | 22.460 | 22.900 |