Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 02/09/2021 07:26 (GMT+7)

Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập

Theo dõi GĐ&PL trên

Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Qua bản Tuyên ngôn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

tm-img-alt
Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, Từ Liêm (nay là Phú Thượng, Tây Hồ). Sau đó, Bác về ở tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội (nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại ngôi nhà này, trong những ngày cuối tháng 8/1945, Người đã dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình thay mặt cho toàn thể Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước "của dân, do dân và vì dân". Hơn thế nữa, Tuyên ngôn Độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập còn là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Tuyên ngôn Độc lập cũng là áng văn chính luận giàu chất trí tuệ, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không khô khan, lý trí mà giàu cảm hứng, không bi lụy, cảm thương, mà có giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, thuyết phục.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn một câu trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và nhắc đến bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của nước Pháp (1791). Không chỉ dừng lại ở đó mà Người đã phát triển, nâng lên cái ý cốt lõi, nguyên tắc cơ bản của hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ.

Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ có đoạn: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ quyền cá nhân mỗi con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng, nêu quyền của dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và Người đã nắm chắc mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc. Dân tộc không độc lập thì cũng không có quyền con người, trong những nước thuộc địa thì điều này đã quá rõ ràng. Và nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên đã được xác nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và trong Tuyên ngôn về các quyền con người được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948. Sự đóng góp của bản Tuyên ngôn Độc lập 02/9/1945 của Việt Nam vào lý luận quyền con người gắn với quyền dân tộc là rất quan trọng.

Trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thực hiện.

Hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn sâu rộng, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Bản Tuyên ngôn Độc lập kết thúc cùng lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Có thể thấy, với trí tuệ thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay. Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Đồng thời, thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo của thiên tài Hồ Chí Minh.

76 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng chuyên mục

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.