Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 05/10/2024 10:25 (GMT+7)

Gần 10 năm nữa chúng ta mới được đón Giao thừa vào ngày 30 Tết

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo đó, đến tận năm 2033 (dương lịch), người Việt Nam mới đón giao thừa ngày 30 tết.

Từ sau năm 2024 trở đi, chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào ngày 29 Tết vì liên tục trong 8 năm (từ 2025 - 2032), tháng Chạp chỉ có 29 ngày.

Thông tin trên báo Lao Động, theo lịch Âm, số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt Trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.

Điều này liên quan tới thuật toán tính lịch âm. Khác với Dương lịch dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời (làm tròn là 365 ngày, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày), trong Âm lịch, số ngày trong tháng được tính dựa trên chu kỳ Mặt trăng trong mối tương quan với Trái đất và Mặt trời.

Gần 10 năm nữa chúng ta mới được đón Giao thừa vào ngày 30 Tết Ảnh 1
8 năm nữa, chúng ta mới đón Giao thừa vào ngày 30 Tết. Ảnh minh hoạ.

Thời điểm thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng, đó là ngày mùng 1 (ngày Sóc).

Khi thứ tự Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn. Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc.

Cách làm lịch âm khá chi tiết và phức tạp, xác định chu kỳ từ trăng tròn đến trăng khuyết có 29,53 ngày. Vì vậy, sẽ có tháng thừa (30 ngày) và tháng thiếu (29 ngày).

Trao đổi với Thanh Niên, anh Phạm Vũ Lộc - nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, việc 8 năm liên tục tháng chạp thiếu cũng chỉ là một sự trùng hợp, không hề mang tính quy luật của lịch pháp.

Cũng theo anh Lộc, âm lịch đã được sử dụng lâu đời ở nước ta từ xưa đến nay, hiện tượng này không có gì đặc biệt. Ví dụ như từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020) liên tiếp 5 năm có tháng chạp đủ.

“Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, như đã giải thích ở trên, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được nhân dân ta lưu truyền và thực hành hàng năm”, anh Lộc nhận định.

Cùng chuyên mục

TP.HCM đang mưa lớn, giông sét ầm ầm
TP.HCM đang đối mặt với mưa lớn và giông sét tại nhiều quận huyện. Người dân cần đề phòng lốc, mưa đá và ngập úng cục bộ trong các giờ tới.
Kiến nghị hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình
Trên cơ sở quy định của Luật BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, mức đóng BHYT là 4,5%.

Tin mới

Thương hiệu bia riêng của Sun Group có gì đặc biệt?
Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng) và nhận được sự đón nhận nhiệt thành từ du khách trong nước và quốc tế. Điều gì làm nên sự khác biệt cho thương hiệu bia Sun KraftBeer của Sun Group?