Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/06/2022 16:29 (GMT+7)

Đề xuất 'V2K' thay cho '5K' khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, hiện Bộ đã đề xuất V2K (vaccine – khẩu trang – khử khuẩn) và đã lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 và trình Chính phủ.

Cụ thể, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 diễn ra chiều ngày 04/6, báo chí đã đặt câu hỏi cho Bộ Y tế về việc hiện nay dịch Covid-19 đã được kiểm soát thì tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 có bắt buộc hay không và Bộ có sửa quy định "5K" hay không. Trả lời tại buổi họp báo về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng, theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 29 về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc thì: Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh;

Bên cạnh đó, trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 29; Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại Khoản 2 Điều 29; Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch; Quy định việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại Khoản 4 Điều 27.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhấn mạnh, căn cứ vào những quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447 về việc công bố dịch Covid-19, và là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A có nguy cơ đại dịch toàn cầu trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, hiện nay Covid-19 chưa được cập nhật vào danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc cũng như độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng chưa có quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế bắt buộc theo tình hình dịch với một số lý do sau:

Thứ nhất, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên triển khai tiêm vaccine tự nguyện, hơn là bắt buộc;

Thứ hai, việc sử dụng vaccine phòng chống dịch Covid-19 trên thế giới hầu như là tự nguyện, chỉ có một số quốc gia bắt buộc tiêm vaccine với một số đối tượng như công nhân, cảnh sát, quân đội… và chưa bắt buộc tiêm vaccine với trẻ em 5-12 tuổi;

Thứ ba, các vaccine phòng Covid-19 vẫn đang trong quá trình tổng hợp theo dõi về hiệu quả của sử dụng vaccine.

Căn cứ vào quy định hiện hành và các lý do nêu trên tại thời điểm hiện nay, việc tiêm vaccine cho trẻ 5-12 tuổi chưa có đủ cơ sở xác định là bắt buộc.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đề xuất V2K (vaccine – khẩu trang – khử khuẩn) và đã lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 và trình Chính phủ. Tuy nhiên trong dự thảo, Bộ Y tế cũng nêu rõ thông điệp 5K vẫn sẽ được sử dụng nếu xuất hiện biến chủng mới gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp của Dịch vụ Nam Hưng có ưu điểm gì nổi bật?
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp đóng vai trò quan trọng để tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Trong đó, Dịch vụ Nam Hưng là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.