Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 16/06/2024 13:12 (GMT+7)

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ về đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đáng chú ý, Bộ này đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia lên đến 100%.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. 

Dẫn các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính cho biết, xu thế chung ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng. Do đó, với mặt hàng rượu, bia, Bộ này dự kiến quy định thuế suất TTĐB theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Cụ thể, đối với mặt hàng rượu trên 20 độ, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Ở phương án 1, giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 (tức là mức thuế là 70%) và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để bảo đảm giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Ở phương án 2, giá bán năm 2026 sẽ tăng 20% so với năm 2025 (mức thuế tăng lên thành 80%) và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để bảo đảm giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Bộ Tài chính nghiêng về phương án 2, tức là mức thuế TTĐB cho mặt hàng rượu trên 20 độ sẽ lên đến 100% vào năm 2030 (ở phương án còn lại mức thuế cao nhất là 90%). Cũng tương tự, với mặt hàng rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án và Bộ này lựa chọn phương án thuế TTĐB sẽ tăng lên 70% vào năm 2030.

Các phương án tăng thuế tương tự cũng được áp dụng với mặt hàng bia với mốc thời gian tăng từ năm 2026. Và Bộ Tài chính cũng lựa chọn phương án tăng thuế TTĐB cho mặt hàng bia lên đến 100% vào năm 2030 (ở phương án còn lại, thuế suất là 90%).

Lý giải cho đề xuất của mình, Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế TTĐB đã có những thay đổi theo đúng định hướng cải cách chính sách của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 như xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, ô tô để điều tiết tiêu dùng của xã hội và thực hiện cam kết quốc tế, góp phần định hướng sản xuất, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng có thu nhập cao. Để thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia và hạn chế lạm dụng rượu, bia, tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB năm 2014 đã quy định lộ trình tăng thuế với rượu từ 20 độ trở lên lên mức 65% (thực hiện từ 1/1/2018); Với rượu dưới 20 độ mức thuế TTĐB sẽ tăng lên 35% từ ngày 01/01/2018; Và mặt hàng bia cũng tăng lên 65% từ ngày 01/01/2018.

Theo Bộ Tài chính, thuế suất thuế TTĐB đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, ô tô còn thấp, chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội, chưa thực hiện được một số mục tiêu đề ra của chính sách thuế TTĐB nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 là nghiên cứu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với mặt hàng có hại cho sức khỏe và môi trường. Do đó, cần thiết để đưa các sắc thuế TTĐB với các mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng lên mức cao để có thể bảo đảm hạn chế được lượng sử dụng của người dân.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo khẩn vụ bằng tiến sĩ của Thượng toạ Thích Chân Quang
Ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hoả tốc số 3136/BGDĐT-GDĐH gửi Trường Đại học Luật Hà Nội, về việc báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt - tức Thượng toạ Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đề xuất văn phòng công chứng được khai thác thông tin về vân tay, mống mắt của cá nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được quyền kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để hỗ trợ việc xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh trong hoạt động công chứng nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề về an ninh quốc gia.