Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/10/2022 07:42 (GMT+7)

Con trai xin bảo lĩnh, bà Nguyễn Phương Hằng có được tại ngoại?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Luật sư, cần ít nhất 02 người đứng ra nhận bảo lĩnh cho bà Phương Hằng. Sau đó, cơ quan tố tụng sẽ xem xét nhân thân, lý lịch bị can để cân nhắc thay đổi biện pháp ngăn chặn.

tm-img-alt
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan Công an.

Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (32 tuổi, con trai bị can Nguyễn Phương Hằng) đã làm đơn gửi các cơ quan tố tụng ở TP. Hồ Chí Minh để xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đồng thời xin bảo lĩnh cho mẹ được tại ngoại.

Lý do ông Tuấn đưa ra là bà Hằng có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội, đặc biệt ở giai đoạn đại dịch Covid-19. Ngoài ra, bà Hằng cũng đang trong thời gian chữa bệnh. Ông Tuấn xin cho mẹ được tại ngoại để điều trị bệnh cho đến khi kết thúc vụ án.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, bà Hằng có cơ hội được tại ngoại trong trường hợp này không?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Giám đốc Công ty Luật Hãng Luật Hưng Yên cho hay, bảo lĩnh là một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bên cạnh các biện pháp khác là giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh.

Căn cứ Điều 121, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Như vậy, biện pháp bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam và chỉ áp dụng đối với bị can hoặc bị cáo sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Biện pháp này được áp dụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của của bị can, bị cáo.

Luật sư cho hay, trong thực tế, biện pháp này thường được áp dụng đối với bị can, bị cáo thuộc trường hợp như có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ thành khẩn khai báo hoặc bị can, bị cáo phạm tội có tính chất nguy hiểm cao nhưng bị ốm đau, bệnh tật nặng... Đây sẽ là các yếu tố để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo trong vụ án.

Nói về những cá nhân, tổ chức có quyền bảo lĩnh cho người bị tạm giam, Giám đốc Công ty Luật Hãng Luật Hưng Yên cho biết, cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình.

Về phía cá nhân, những người từ đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trường hợp này, phải có ít nhất 02 người đứng ra bảo lĩnh.

Ngoài ra, Điều 4, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với họ gồm vợ, chồng; bố mẹ đẻ; bố mẹ chồng; bố mẹ vợ; bố mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; ông bà nội; ông bà ngoại; anh chị em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Theo đó, Luật sư Quynh đánh giá việc con trai nộp đơn xin bảo lĩnh cho bà Phương Hằng là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, để bà Hằng có thể được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, cần thêm ít nhất một người thuộc nhóm "người thân thích" đứng ra bảo lĩnh cho bị can.

Ngày 24/3, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng để điều tra về tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Bà Hằng đang bị tạm giam, sau lần gia hạn tạm giam lần thứ 3 vào đầu tháng 9.

Theo hồ sơ vụ án, khoảng tháng 03/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp qua mạng Internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau về chuyện bí mật đời tư một số cá nhân. Ngoài vụ án đang được TP. Hồ Chí Minh thụ lý, mới đây Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cũng đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cùng chuyên mục

Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Vụ án Tân Hoàng Minh: Bị cáo Đỗ Anh Dũng bị đề nghị từ 9-10 năm tù
Chiều 21/3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với 15 bị cáo và phương án giải quyết dân sự với 6.630 bị hại trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.
Trang Nemo buộc phải thi hành án 9 tháng tù
TAND quận 10, TP.HCM thông tin đơn vị này không chấp nhận đơn xin hoãn thi hành án của Trang Nemo, đồng thời đã có thông báo buộc Trang Nemo phải thi hành án 9 tháng tù.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.