Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/11/2023 11:35 (GMT+7)

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con

Theo dõi GĐ&PL trên

Trẻ hiếu thắng không sai, nhưng cần được bố mẹ giáo dục và định hướng phù hợp.

tm-img-alt

Gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ trên hội nhóm nuôi dạy con rằng, ban đầu khi thấy con có tinh thần tranh đua, bố mẹ rất vui vì nghĩ con là đứa trẻ biết phấn đấu, biết đặt ra mục tiêu để chinh phục. Vì thế để cổ vũ con, bố mẹ đã thường dành những lời khen, khích lệ để con có thể đạt được thành tích tốt nhất.

Tuy nhiên, về lâu về dài thì nhiều bố mẹ lại cảm thấy đứa trẻ của mình có tính hiếu thắng quá mạnh mẽ nên bắt đầu có chút lo lắng. Nhận thấy trẻ có sự thay đổi lớn trong tính cách, tâm lý và hành vi.

Theo các chuyên gia tâm lý, tinh thần cạnh tranh và cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân là một điều rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Việc trẻ cố gắng hết sức để hơn người khác không có gì sai. Thực tế, một số nhà lãnh đạo cũng có tính cách này.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 2
Tinh thần ganh đua của trẻ nên được khuyến khích phát triển, nhưng nó cần được bố mẹ hướng dẫn để đảm bảo mang lại hiệu quả, tránh sự lệch lạc về sau (Ảnh minh hoạ).

Mặc dù tính hiếu thắng đôi khi sẽ là động lực giúp trẻ nỗ lực không ngừng. Thế nhưng, việc ám ảnh chiến thắng bằng mọi giá có thể là nguyên nhân khiến nhiều trẻ trở nên hiếu thắng thái quá. Về lâu dài, trẻ dễ sinh tính tự cao, thậm chí là quá ảo tưởng vào khả năng của mình.

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, điều quan trọng là bố mẹ cần giúp trẻ nhận ra điều gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống, khéo léo truyền đạt cho con cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm từ phía bố mẹ, để con hiểu nó sẽ không chỉ xuất phát từ những thành tích mà con đạt được.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 4

Tinh thần ganh đua ở trẻ là điều bố mẹ nên khuyến khích vì nó thúc đẩy trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên khi tính ganh đua trở thành sự hiếu thắng quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào thưa chuyên gia?

Tinh thần ganh đua giúp trẻ có động lực tìm tòi, nỗ lực và phát triển bản thân. Tuy nhiên khi nó trở nên thái quá thì có thể khiến cho trẻ sinh ra áp lực lớn phải chiến thắng cho bằng được, dẫn đến việc trẻ tìm mọi cách để chiến thắng mà bỏ qua những giá trị tích cực trẻ có thể học được, cũng như có thể khiến trẻ hình thành những hành vi tiêu cực như gian lận, chơi xấu.

Hơn thế nữa, trẻ quá háo thắng khi gặp thất bại thường dễ suy sụp và đánh mất niềm tin vào khả năng của mình. Một số trẻ có thể trở nên cay cú quá mức, dẫn đến tâm trạng chán nản và suy nghĩ tiêu cực.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 5

Có phải trẻ hiếu thắng vì tâm lý chuộng thành tích, áp lực được công nhận từ bố mẹ?

Trẻ hiếu thắng thường có động cơ thành đạt cao, mà điều này có thể được hình thành từ cách giáo dục của bố mẹ, về việc bố mẹ kỳ vọng hay mong đợi cao ở trẻ, hoặc trẻ tự cảm nhận rằng mình phải thật giỏi giang thì mới được bố mẹ chú ý tới.

Nghĩa là, có thể nguyên nhân từ phía bố mẹ một cách trực tiếp tác động lên con cái của mình, hoặc cũng có thể nguyên nhân từ phía trẻ tự ý thức về bản thân và tự đặt yêu cầu cho bản thân, từ những nhận định và so sánh với bạn bè cũng như xã hội.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 6

Thưa chuyên gia, có đúng khi nói rằng, trẻ có tính hiếu thắng sẽ dễ gặp vấn đề về tính cách, tâm lý khi gặp thất bại?

Khi trẻ quá mong đợi vào việc chiến thắng, có một sự đầu tư lớn vào trong các công việc mình làm mà không thành công như mong đợi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng lúc đầu khi biết kết quả. Trẻ sẽ tỏ ra thất vọng, chán nản và mất niềm tin về bản thân rất nhiều.

Nếu trẻ nội hóa vấn đề là lỗi của mình thì trẻ sẽ tự trách bản thân và dần tự ti hơn. Nếu trẻ ngoại hóa vấn đề thì có xu hướng đổ lỗi cho người khác và cảm thấy bất mãn về người khác, về hoàn cảnh và mất tiền tin với thế giới bên ngoài.

Như vậy, dù xét theo khía cạnh nào thì cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển lành mạnh về tâm lý của trẻ nếu trẻ quá hiếu thắng.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con - 7

Đối với đứa trẻ hiếu thắng, bố mẹ nên ứng xử ra sao để tạo nền tảng cho con phát triển tốt về nhận thức, học hỏi kỹ năng và rèn luyện tính cách?

Khi con có những biểu hiện của sự hiếu thắng thì bố mẹ cần quan tâm, và chia sẻ với con nhiều hơn. Luôn khẳng định với con về việc con sẽ mãi được yêu thương dù con có chiến thắng hay không. Dạy con cách đặt mục tiêu vừa sức và nỗ lực thực hiện các kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Hướng con đến việc cảm nhận và học hỏi từ quá trình, chứ không phải chỉ chú trọng đích đến.

Bố mẹ cũng cần dạy con những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề,… để con có thể học hỏi từ mỗi trải nghiệm của mình. Luôn khuyến khích, động viên con, dù chiến thắng hay thất bại đều ghi nhận những nỗ lực của con và giúp con rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Nhắc nhở con về tinh thần thắng không kiêu, bại không nản và cái quan trọng nhất là những giá trị có được sau mỗi trải nghiệm, chứ không chỉ là bản thân việc thắng hay thua.

Có như vậy thì trẻ mới không bị áp lực quá lớn về việc phải chiến thắng bằng mọi giá. Ngoài ra, bố mẹ hãy luôn là tấm gương lớn trong cuộc đời của con. Đó là lý do mà bố mẹ cũng cần chú ý trong cách đánh giá, hành vi ứng xử, lời nói và thái độ với mọi việc để thể hiện những điều tích cực cho con trẻ noi theo.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.