Cho con mượn điện thoại chơi game, ông bố bán cả xe ô tô để trả nợ
Không để ý đến con, ông bố đã phải bấm bụng trả khoảng nợ hàng chục triệu đồng chỉ vì trót lỡ cho cậu con trai mượn điện thoại chơi game.
Với thời buổi hiện đại của công nghệ thông tin thì việc chơi các tựa game mobile tại nhà, ngay trên chính chiếc smartphone của mình dường như không còn là điều quá đỗi xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn nhỏ đang ở tuổi ăn học.
Hình ảnh cầm trên tay chiếc điện thoại để chơi game rất dễ bắt gặp ở nhiều gia đình, đặc biệt là tại các quốc gia phương Tây vốn có lối sống mở, để cho con cái tự lập ngay từ khi còn bé. Tuy vậy những câu chuyện "dở khó dở cười" cũng từ đây mà xuất hiện.
Điển hình như một ông bố ở Vương quốc Anh đã "ngậm đắng nuốt cay" thanh toán khoản nợ do cậu con trai nhỏ gây ra chỉ vì... trót lỡ cho mượn chiếc điện thoại iPhone để chơi game.
Theo đó, anh Muhammad Ashaz tới từ vịnh Colwyn, xứ Wales đã cho phép con trai mình là Ashaz chơi tựa game mang tên "Dragons: Rise of Berk" trên chiếc điện thoại của mình vì ông bố này nghĩ rằng, đây là một trò chơi miễn phí.
Thế nhưng câu chuyện bắt đầu rẽ theo chiều hướng khác khi Ashaz nhận được hóa đơn ghi nợ. Ban đầu, Ashaz tưởng rằng mình đang bị lừa khi nhận được hóa đơn thanh toán 1.289,7 bảng Anh.
Nhưng sau khi kiểm tra, Ashaz nhận được 29 email hóa đơn được gửi đến từ Apple cho thấy tài khoản tín dụng của anh đã chi ra các khoản tiền từ 1,99 bảng đến 99,99 bảng Anh để mua các vật phẩm trong game. Thế nhưng ông bố lại không thường xuyên kiểm tra mail cá nhân.
Lúc đầu, Ashaz lại tỏ ra giận dữ với Apple và không đồng tình khi anh cho rằng chính nhà quản lý tựa game này đã cố tình lợi dụng sự ngây thơ của con trẻ để trục lợi từ các ông bố bà mẹ.
Dù đã đệ đơn để yêu cầu bồi thường nhưng Áhaz chỉ nhận được khoản tiền 286 USD (tương dương với hơn 40 triệu đồng tiền Việt Nam). Vì không đủ tiền nên ông bố này đã phải "bấm bụng" bán đi cả chiếc xe của mình để có thể trả nợ.
Qua câu chuyện này, Apple cũng ra khuyến cáo rằng, khi đưa iPhone cho người dưới 13 tuổi sử dụng, các bậc phụ huynh nên kích hoạt tính năng Ask to Buy (hỏi trước khi mua) theo mặc định.
Tính năng này sẽ cảnh báo cho họ mỗi khi con trẻ mua ứng dụng. Nhưng trong trường hợp này, đứa trẻ lại sử dụng điện thoại của bố mình và tính năng Ask to Buy cũng không được kích hoạt.