Chàng trai Việt 'rùng mình' khám phá Châu Phi, nơi phụ nữ làm đẹp bằng sẹo
Một Châu Phi rực rỡ sắc màu văn hoá, một Châu Phi thiên nhiên trù phú, một Châu Phi đầy cung bậc cảm xúc... Đó là những gì mà tôi cảm nhận trong suốt 12 ngày ở Ethiopia.
"Ơ, thật á?" - Một người bạn thốt lên khi biết tôi dành ra 12 ngày để thăm Ethiopia, đất nước thuộc miền Đông Châu Phi xa xôi. Người bạn hỏi lại 3 lần, nhằm muốn chắc chắn rằng, tôi đã thực sự tự tin vào quyết định của mình.
Lùi lại "tuổi thơ" một chút, chắc hẳn bạn vẫn nhớ truyện ngụ ngôn Đất quý Đất yêu trong sách giáo khoa chứ? Câu chuyện kể về về người Ethiopia đón khách du lịch đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Khi họ chuẩn bị rời đi, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để cạo sạch đất ở đế giày khách.
Lý giải cho hành động của mình, họ cho rằng đất rất quý giá. Mảnh đất là nơi họ trồng trọt, chăn nuôi là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt. Vì thế, họ không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Ethiopia in hằn trong tâm trí tôi bằng mẩu chuyện đó. Tôi quyết định bay sang Bangkok, Thái Lan và bắt đầu hành trình Ethiopia đầy kỳ diệu.
Bụi đường Đông Phi
Tôi chào tháng 12 tại thủ đô Addis Ababa, cái lạnh, nóng giữa đêm và ngày khiến cơ thể tôi run rẩy. Điều khiến tôi tò mò về Ethiopia là những bộ lạc cổ tại thung lũng Omo, nơi họ sống tách biệt với cuộc sống hiện đại. Không điện thoại, không nước sạch, không thức ăn đóng gói... Họ ngụ cư thành cộng đồng và duy trì nếp sinh hoạt từ trăm năm trước.
Để đến được thung lũng, chúng tôi bay đến Jinka, men theo con đường mòn băng qua những vùng bán sa mạc.
Chúng tôi gặp gỡ những đứa trẻ người Karo, chúng đầy hình vẽ và đi cà kheo. Cha mẹ dạy con cái rằng khi ra đường phải chứng minh mình mạnh mẽ, tránh bị bộ lạc khác ăn hiếp.
Tuy nhiên, các em bé đều phải chống chọi với cơn đói. Trên đường, chúng tôi gặp những đứa trẻ nằm vật ven đường vì đói. Khi xe dừng lại, chúng nhào ra xin được chạm vào da tôi. Hoá ra, các em cũng lạ lẫm với màu da vàng này.
Một viên kẹo, hoặc một mẩu bánh đủ khiến cả đám trẻ vui mừng. Tất nhiên mình cho hơn số ít đó, nhưng quy ra tiền Việt chưa đến bữa ăn sáng. Nhưng một món quà nhỏ vậy cũng khiến tụi nhóc nhảy nhót liên tục.
Đa phần, những em bé mà tôi gặp trên đường thường gầy nhom, bụng to do thiếu i-ốt, nước mũi chảy ròng ròng. Các em ở trong những ngôi nhà phủ rơm, gối đầu trên nền đất ngủ cho qua cơn đói. Dưới cái nắng bỏng rát 40 độ C, các em đứng chênh vênh trên cà kheo để thu hút khách đến thăm. Một viên đường, một que kẹo, một gói mì… đều là những thứ rất quý giá.
Tạm biệt bộ lạc Karo, chúng tôi tìm đến nơi sinh sống của người Hammer, khi họ đang làm lễ đánh phụ nữ. Đàn ông lên rừng tìm những cây gai, cứ thế đánh thật nhiều vào lưng người phụ nữ cho đến khi lưng vết máu. Phụ nữ giành giật nhau từng cành cây để cho đàn ông đánh. Vết thương cứ thế chảy máu và tất nhiên họ rất vui khi được hành hạ như vậy. Một nét văn hoá độc đáo.
Kỷ niệm không quên
Suốt 10 ngày ở Châu Phi, tôi đã có vô vàn những ký ức đáng nhớ.
Có lần, tôi chui vào một thanh gỗ, bơi qua con sông nằm tại biên giới giữa 3 nước Châu Phi. Cuộc sống của người dân như thời kỳ đồ đá. Thực phẩm chính của họ là vỏ cà phê và vỏ đậu nành. Khi tôi mang cho vài chai rỗng cả làng mừng như trúng vé số. Những đứa trẻ nhanh chóng chạy ra vùng đất thấp để rót nước vào chai.
Để ghi lại dấu ấn của, nhóm quyết định xin cùng xây dựng một căn nhà cho dân làng. Họ bày tôi dùng một cây gỗ to được vót nhọt đầu cứ thế đâm mạnh xuống đất để tạo thành hố nhỏ. Từ đó, nhét từng nhánh cây làm bộ móng nhà. Tất cả đều làm bằng cây, lá.
Ngày xưa, má tôi vẫn thường hay doạ: "Một hạt cơm là mười con dòi". Đứa trẻ nào nghe xong cũng sợ, cắm cúi ăn cho hết tô cơm dang dở. Nhưng lớn lên, tôi mới hiểu rằng, má muốn những đứa con phải trân quý từng hạt cơm. Đó là công sức dãi dầu của người nông dân trên cánh đồng, là mồ hôi, là nước mắt của ba má.
Khi đến Ethiopia, có khoảnh khắc khiến tôi nhớ mãi. Một cậu bé chừng 4 tuổi ăn ngấu nghiến gói mì sống mà tôi đưa. Sau đó, khi tôi rời khỏi khách sạn, em gọi bạn bè tới và đứng chờ thêm 4 tiếng nữa để mong được cho gói mì khác.
Những em bé mà tôi gặp trên đường thường gầy nhom, bụng to do thiếu i-ốt, nước mũi chảy ròng ròng. Các em ở trong những ngôi nhà phủ rơm, gối đầu trên nền đất ngủ cho qua cơn đói.
Dưới cái nắng bỏng rát 40 độ C, các em đứng chênh vênh trên cà kheo để thu hút khách đến thăm. Một viên đường, một que kẹo, một gói mì… đều là những thứ rất quý giá.
Mỗi lần có ô tô đi ngang, các em nghiêng đầu dõi theo thứ ánh sáng lạ kì, tò mò trước tiếng động cơ. Ánh mắt đầy khát khao, mong ngóng. Nó khiến tôi liên tưởng đến hai chị em Liên trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam.
Lúc mời sang châu Phi, do không quen khẩu vị nên tôi khó lòng mà nuốt nổi thức ăn. Ấy vậy mà nhóm không ai dám bỏ mứa, kể cả một hạt cơm. Lương thực ở châu Phi rất quý, rất hiếm.
Mong rằng, nếu bạn đang có một bữa tối với chén cơm nóng hổi trên bàn thì hãy trân trọng nó. Bạn đã may mắn hơn bao người rồi.