Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/02/2025 09:59 (GMT+7)

Cấu trúc khung năng lực số cho người học từ 11/3/2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định khung năng lực số cho người học, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025.

Theo đó, Điều 3 Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT nêu rõ, mục đích sử dụng khung năng lực số làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học. Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học.

Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo (gọi chung là chương trình giáo dục) và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khung năng lực số cho người học bao gồm 06 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 04 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 08 bậc.

Khái quát các miền năng lực như sau:

- Khai thác dữ liệu và thông tin: Tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin, cũng như nội dung số; bao gồm các kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường số.

- Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: Nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác trong môi trường kỹ thuật số.

- Sáng tạo nội dung số: Tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản quyền và giấy phép, lập trình cơ bản và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.

- An toàn: Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi tương tác trong môi trường số và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ thuật số.

- Giải quyết vấn đề: Tập Trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh nhu câu số để đạt mục tiêu và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các thách thức thực tiễn.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của Al và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.

Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT cũng nêu rõ, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai khung năng lực số theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Các cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ về chuyên môn, học thuật xây dựng, phát triển chương trình giáo dục, theo đó, trên cơ sở các quy định của khung năng lực số, triển khai nghiên cứu, bổ sung, cập nhật yêu cầu về năng lực số cho người học vào chương trình, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn và bảo đảm các điều kiện cần thiết để triển khai khung năng lực số theo các chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và theo các quy định pháp luật hiện hành.

Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025.

Cùng chuyên mục

Học sinh dự thi vào trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội bằng phương pháp xét tuyển
Theo quy định của Sở GD&ĐT TP. Hà Nội, để dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) tư thục năm học 2025-2026, học sinh phải đăng ký theo hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của nhà trường. Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học chậm nhất ngày 22/7/2025.
Tuyển sinh lớp 10 trường chuyên Hà Nội: Các thí sinh sẽ thi ngày 9/6
Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 của UBND thành phố Hà Nội, các thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây sẽ làm bài thi môn chuyên vào ngày 9/6 sau khi đã hoàn thành các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.

Tin mới

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hối lộ các cựu cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc 45,4 tỷ đồng và 2,32 triệu USD
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan.
Thám tử Hoàng Long uy tín, chuyên nghiệp tại Việt Nam
Nhu cầu dịch vụ thám tử ngày càng gia tăng trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều mối quan hệ phức tạp. Thám tử Hoàng Long đã khẳng định vị thế qua phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tụy và đạt hiệu quả cao, trở thành điểm tựa đáng tin cậy cho hơn 500.000 khách hàng trên toàn quốc.
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.