Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - biểu tượng của Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành các hạng mục chính, chuẩn bị khánh thành phục vụ khách tham quan.
Di tích Chùa Cầu là một thành phần quan trọng, có giá trị tiêu biểu trong khu phố cổ Hội An; do đó, việc tu bổ nhằm góp phần bảo tồn di tích, giữ gìn tối đa giá trị cốt lõi của di tích trong tổng thể chung của khu phố cổ Hội An và góp phần duy trì sự ổn định lâu dài, tăng độ bền vững, tuổi thọ cho di tích, tôn tạo cảnh quan, cải tạo môi trường tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao giá trị của di tích. Khu vực bên trong di tích Chùa Cầu... Những ngày qua, các tốp thợ vẫn đang hối hả hoàn thiện những phần việc cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khánh thành di tích. Phía sau di tích Chùa Cầu. Hiện hai lối vào bên trong di tích là phía đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai đang tạm đóng để đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Khuôn viên xung quanh di tích cơ bản được dọn sạch sẽ, nhiều khách du lịch bắt đầu chụp ảnh kỷ niệm với Chùa Cầu. Du khách quốc tế hào hứng check-in Chùa Cầu... Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Chiếc cầu dài 18 m với 7 gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu có dáng uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Trên cầu có ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó ngồi chầu. Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loài thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thủy quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu là di sản vô giá và đã được chọn làm biểu tượng của Hội An. Di tích Chùa Cầu dự kiến khánh thành vào ngày 3/8, trong chuỗi sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 20 năm 2024.
Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm của đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.
4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hải Phòng thu hút gần 600.000 lượt du khách thăm quan. Đóng góp không nhỏ vào con số này là gần 300.000 người đổ về Thành phố Đảo Hoàng Gia với “điểm nóng” là Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên .
Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, ngành du lịch đón lượng khách tăng trưởng khá cao. Tại nhiều điểm đến trọng điểm, khách tăng tới gần 50% so với cùng kỳ. Điều đặc biệt là năm nay, chính niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước được thể hiện qua cách đón chào và tiếp đãi khách tại các điểm đến đã tạo nên sức hút với du khách.
Trang hoàng cờ hoa rực rỡ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo, cùng đại lễ dâng đăng mừng Quốc khánh thiêng liêng vào tối 2/9, đó là lý do khiến núi Bà Đen thành điểm đến hot bậc nhất Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ năm nay.
Cùng với các điểm đến trên cả nước, chuẩn bị cho dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng loạt điểm đến của Sun Group khoác lên mình sắc cờ đỏ rực rỡ, tạo nên không khí rộn ràng và những hình ảnh check-in ấn tượng mang đậm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
Hàng chục ngàn du khách đã đến núi Bà Đen trong hai ngày 24-25/8 để tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu, tạo nên một không gian vô cùng trang nghiêm và thiêng liêng trên “nóc nhà Nam bộ”.
Ngày 17/8, bản Mây Fansipan tưng bừng khai mạc lễ hội "Mùa vàng Bản Mây", thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan và trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo vùng cao Sa Pa. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 1/9, với mỗi tuần một lễ hội đặc sắc.
Vào 9 giờ 30 phút sáng 12/9, trực thăng Mi-171 số hiệu 03 thực hiện chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn Trực thăng 916 thuộc Sư đoàn quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và vận chuyển nhu yếu phẩm, phao cứu sinh giúp đỡ đồng bào vùng lũ ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Những hình ảnh các cô giáo Minh Chuẩn Yên Bái đội nắng mưa dọn bùn đất trong trường học khiến cộng đồng xúc động, khâm phục sự kiên cường và tận tâm của họ.
Sáng nay, công tác cứu hộ tại Làng Nủ bước vào ngày thứ ba với số nạn nhân tìm thấy đã tăng lên 42 người. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đang trên đường đến hiện trường.
Cấp báo động lũ được chia thành 3 cấp với các tín hiệu báo lũ tương ứng, giúp người dân nắm bắt thông tin, có sự chuẩn bị kịp thời trước những diễn biến phức tạp của lũ lụt.
Lực lượng cứu hộ đang dồn toàn lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Sáng 12/9, chó nghiệp vụ đã được triển khai đến hiện trường.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Mặc dù đã bị UBND huyện Hoài Đức xử phạt về vi phạm trong lĩnh vực môi trường và buộc phải xây dựng công trình xử lý. Tuy nhiên, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh vẫn hoạt động bình thường gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều trường học đã tạm dừng học trực tiếp để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông và dịch vụ du lịch trong bối cảnh giá BĐS đang ở ngưỡng hợp lý là lực đẩy giúp thị trường địa ốc Hà Nam có cơ hội bứt tốc thời gian tới.