Cách Sun Mega City khơi dậy bản sắc, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa Việt
6 lần được gọi tên “Điểm đến hàng đầu châu Á” và 5 lần là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”, di sản chính là kho báu để phát triển du lịch văn hóa Việt Nam. Trong dòng chảy ấy, Sun Group muốn tiên phong thực hiện bước đi táo bạo với Sun Mega City.
“Kho báu di sản” chờ được đánh thức trọn vẹn
Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, làng nghề và lễ hội khắp ba miền hay những giá trị bản sắc văn hóa Việt đóng vai trò quan trọng để Phát triển du lịch theo chiều sâu.
Bên cạnh dấu ấn của Hà Nội, Huế, Hội An…, với hơn 4.000 năm lịch sử, sở hữu 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận cùng hàng trăm di tích quốc gia đặc biệt, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, những sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc, có khả năng định vị thương hiệu điểm đến ở nước ta còn hạn chế, chưa kể có sự trùng lặp ở các địa phương.

Như nhận định của nhiều chuyên gia, “kho báu ấy” vẫn còn “ngủ yên” trong lớp trầm tích di sản, du lịch hầu như mới chỉ khai thác những giá trị thuộc về quá khứ của di sản văn hóa mà chưa khai thác những giá trị của hiện tại và tương lai.
Và tiên phong cho xu hướng ấy, Sun Group đã lựa chọn bước đi táo bạo khi kiến tạo Sun Mega City – siêu đô thị đa chức năng tại phía Nam Thủ đô, với điểm nhấn là Quần thể phỏng dựng Hoàng thành Thăng Long.
Sun Mega City – Sứ giả thời gian
Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long – trái tim của kinh đô ngàn năm, qua hơn 13 thế kỷ, nơi đây đã chứng kiến những thời khắc vàng son của Đại Việt. Song, nhiều công trình kiến trúc đã biến mất, dấu tích còn lại chủ yếu nằm dưới lòng đất, ẩn mình sau lớp trầm tích thời gian và khói lửa. Tuy nhiên, chính những gì còn lại càng làm nổi bật giá trị độc đáo và tiềm năng to lớn trong việc khơi lại ký ức dân tộc, kiến tạo một không gian giáo dục, văn hóa, du lịch mang tầm vóc quốc gia.

Nhận diện rõ kho báu ấy, Sun Group không chỉ “phỏng dựng” Hoàng thành Thăng Long, mà lựa chọn cách tái hiện đời sống văn hóa đặc sắc thời kỳ rực rỡ của triều đại Lý Trần. Hình ảnh những công trình mang tính biểu tượng như Cửa Đại Hưng, Ngũ Phượng Tinh Lâu, Điện Thiên Khánh, cùng các biểu tượng văn hóa – tôn giáo như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên, không chỉ là những dấu tích kiến trúc mà còn là biểu tượng của thời gian, lưu giữ tâm hồn và tri thức của dân tộc qua các thế kỷ. Sun Mega City như một “thư viện sống”, nơi những giá trị này được phục dựng và lưu truyền, giúp người hiện đại có thể “giao tiếp” với lịch sử một cách trực tiếp và sinh động.
Để những giá trị văn hóa lịch sử thực sự sống lại dưới lớp trầm tích di sản, Sun Group còn phát triển các hoạt động tương tác như mặc cổ phục, học thư pháp, thưởng thức ẩm thực cung đình, trải nghiệm võ cổ truyền. Đặc biệt, show thực cảnh Bạch Đằng với công nghệ trình chiếu 3D mapping và âm thanh đa chiều không chỉ tái hiện các chiến thắng oai hùng của dân tộc mà còn biến lịch sử thành một câu chuyện cảm xúc, dễ nhớ và truyền cảm hứng, mở rộng sự kết nối giữa các thế hệ bằng ngôn ngữ hiện đại.

“Những trải nghiệm này không chỉ giúp du khách hiểu sâu sắc mà còn cảm nhận nhịp sống, tinh thần của các thời kỳ lịch sử – một cách “thời gian hóa” trải nghiệm, biến quá khứ thành hiện tại sống động” – Đại diện Sun Group nhấn mạnh.
Cuối cùng, các lễ hội tái hiện phong tục cổ truyền, các trò chơi dân gian không chỉ làm tăng sức sống cho di sản mà còn khẳng định Sun Mega City là không gian văn hóa – lịch sử có tính liên tục, sống động và bền vững. Chính sự liên tục này tạo nên bản sắc riêng biệt, biến dự án thành “sứ giả thời gian” – vừa là người giữ lửa cho ký ức dân tộc, vừa là người mở đường cho giá trị văn hóa tiếp tục phát triển.
Hướng đi để khai phá tiềm năng du lịch văn hóa
Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng khi văn hóa trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo và các di sản được “kể lại” bằng ngôn ngữ hiện đại, sản phẩm văn hóa không chỉ trở nên sống động, hấp dẫn hơn mà còn có sức lan tỏa rộng rãi, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế vượt trội.
Trong khi Nhật Bản đưa lễ hội truyền thống vào anime, Hàn Quốc biến cung Gyeongbok thành bối cảnh hàng trăm bộ phim truyền hình, Trung Quốc dựng Hoành Điếm thành trường quay cổ trang quy mô toàn châu Á, châu Âu tổ chức hàng loạt show diễn lịch sử tại các lâu đài nguy nga… Những quốc gia này đã biết cách biến công nghiệp văn hóa thành đòn bẩy lợi nhuận bền vững, tận dụng sức mạnh mềm của văn hóa để quảng bá quốc gia, thúc đẩy hội nhập quốc tế và hình thành nền kinh tế không phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên.

Dù đã có một số mô hình show diễn thực cảnh cho thấy tiềm năng rất lớn của việc đưa nghệ thuật biểu diễn vào sản phẩm du lịch di sản. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có tên trong nhóm quốc gia phát triển mạnh công nghiệp văn hóa.
Tâm huyết của Sun Group với Sun Mega City và quần thể phỏng dựng Hoàng thành Thăng Long kỳ vọng sẽ góp phần thổi làn gió mới vào du lịch văn hóa tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hiện đại, dự án mở ra không gian trải nghiệm đặc sắc cùng tham vọng xây dựng phim trường cổ trang quy mô hàng đầu khu vực, trung tâm sáng tạo và truyền cảm hứng văn hóa, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ du lịch và công nghiệp văn hóa thế giới.