Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 13:47 (GMT+7)

Bộ GTVT lý giải vì sao chưa phạt tiền lái xe vi phạm tốc độ qua thiết bị giám sát hành trình

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Bộ GTVT, tốc độ ghi nhận qua thiết bị giám sát hành trình (GSHT) không có độ chính xác như súng bắn tốc độ, nguyên nhân là do dữ liệu định vị vệ tinh để xác định tốc độ lấy tín hiệu từ GPS, GNSS là sóng điện từ, được truyền từ vệ tinh dễ bị nhiễu bởi các hành vi phá sóng; giả mạo tín hiệu.

Ngoài ra, khi xe đi qua hầm, để xe trong nhà, lán có mái tôn, giữa các tòa nhà cao tầng hoặc đi qua các khu vực bảo vệ an ninh hạn chế việc tiếp cận sóng điện từ. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên như trời nhiều mây, mưa, sóng từ có thể gây ra hiện tượng gián đoạn, sai lệch về vị trí, vận tốc và thời gian.

Bộ GTVT lý giải vì sao chưa phạt tiền lái xe vi phạm tốc độ qua thiết bị giám sát hành trình
Ảnh minh họa.

Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Chính phủ về tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Tư pháp tại báo cáo thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020 liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

Liên quan đến đề nghị sử dụng dữ liệu GSHT vào xử phạt hành chính, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, dữ liệu từ thiết bị GSHT đã được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trừ dữ liệu về quá tốc độ.

Nguyên nhân được Bộ GTVT chỉ ra là do việc xử phạt vi phạm tốc độ được lực lượng CSGT được xác định thông qua phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh và thiết bị này được kiểm định theo chu kỳ. Việc quá tốc độ được dựa trên so sánh giữa tốc độ của phương tiện và tốc độ cho phép tại địa điểm đo tốc độ.

Bộ GTVT cũng cho hay, tốc độ ghi nhận qua thiết bị GSHT không có độ chính xác như súng bắn tốc độ, Bộ lý giải, nguyên nhân là do dữ liệu định vị vệ tinh để xác định tốc độ lấy tín hiệu từ GPS, GNSS là sóng điện từ, được truyền từ vệ tinh dễ bị nhiễu bởi các hành vi phá sóng; giả mạo tín hiệu.

Ngoài ra, khi xe đi qua hầm, để xe trong nhà, lán có mái tôn, giữa các tòa nhà cao tầng hoặc đi qua các khu vực bảo vệ an ninh hạn chế việc tiếp cận sóng điện từ. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên như trời nhiều mây, mưa, sóng từ có thể gây ra hiện tượng gián đoạn, sai lệch về vị trí, vận tốc và thời gian.

Mặt khác, qua tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế hầu như chưa có nước nào sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quá tốc độ trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo đó, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT trong hoạt động giao thông vận tải, trong đó có việc sử dụng dữ liệu để xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm. Từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính khả thi.

Theo quy định hiện nay, dữ liệu từ thiết bị GSHT chỉ được dùng để xử lý vi phạm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm tốc độ của tài xế kinh doanh vận tải là tước phù hiệu được quy định Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Các hành vi khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, một số hành vi bị xử phạt bổ sung tước phù hiệu từ 01-03 tháng đối với xe vi phạm, tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng.

Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, đơn vị thường xuyên chỉ đạo các Sở GTVT tăng cường theo dõi, kiểm tra và trích xuất dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị GSHT để quản lý, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm. Trong đó, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe liên tục và các trường hợp không truyền dữ liệu.

Tính đến hết ngày 19/12/2023, Sở GTVT các tỉnh, thành phố đã xử lý thu hồi phù hiệu gần 39.800 phương tiện (đối với các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 lần/1000km trở lên), chấn chỉnh, nhắc nhở đối với hơn 476.000 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, vi phạm quá thời gian lái xe, vi phạm không truyền dữ liệu.

Từ khi đưa vào sử dụng và khai thác, hệ thống đã góp phần quan trọng trong công tác giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải nhằm đảm bảo ATGT, giám sát tốc độ của phương tiện kinh doanh vận tải góp phần làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông.

Theo tính toán từ hệ thống thì tỉ lệ vi phạm tốc độ tính bình quân trên 1.000km giảm mạnh, nếu như năm 2015 tỉ lệ này là 11,5 lần/1000km thì đến năm 2023 tỉ lệ này là 0,65 lần/1000km, giảm khoảng 20 lần so với năm 2015), mặc dù số lượng phương tiện hiện nay tăng gấp 05 lần so với năm 2015.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin mới

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.