Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 19/10/2024 06:33 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT phản hồi về kiến nghị mỗi địa phương chỉ lựa chọn một bộ SGK

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh An Giang gửi Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV liên quan sách giáo khoa (SGK), học phí.

Cụ thể, cử tri tỉnh An Giang đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, giao cho các Sở GD&ĐT được quyết định, lựa chọn 1 bộ SGK thống nhất theo cấp học để thuận tiện trong việc giảng dạy, học tập.

Phản hồi về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học. Thực hiện những quy định Luật Giáo dục 2019, Bộ đã ban hành các thông tư quy định về lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT). Trong đó có quy định mỗi cơ sở GDPT lựa chọn 1 SGK trong danh mục SGK do Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt cho mỗi môn học, lớp học phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Như vậy, việc sử dụng bộ SGK do cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương và mục tiêu của chương trình GDPT. Với việc dạy và học trong các cơ sở GDPT thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ SGK khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Về đề nghị không tăng học phí bậc đại học để giảm bớt khó khăn cho các gia đình có điều kiện kinh tế hạn chế, qua đó tạo cơ hội để sinh viên yên tâm học tập, Bộ GD&ĐT cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về mức học phí của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Trong đó quy định lộ trình điều chỉnh học phí hàng năm để đảm bảo tính giá dịch vụ GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhằm kiểm soát lạm phát, chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP năm 2022 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học 2021 - 2022. Do đó, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định qua 3 năm học (năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023). Mức học phí này rất thấp, mới chỉ đảm bảo 40 - 50% chi phí đào tạo, phần còn lại ngân sách nhà nước vẫn phải hỗ trợ.

Theo Bộ GD&ĐT, trong bối cảnh học phí không tăng nhưng hàng năm ngân sách nhà nước đều cắt giảm 2,5% chi thường xuyên, đã gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học. Nếu học phí tiếp tục giữ ổn định và tiếp tục cắt giảm chi thường xuyên thì nhiều cơ sở giáo dục không đủ kinh phí hoạt động, đặc biệt không thực hiện được lộ trình tính giá dịch vụ theo quy định trong Nghị quyết 19. Vì vậy, từ năm học 2023 - 2024 Chính phủ ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định mức học phí các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo mức trần học phí năm học 2023 - 2024 quy định tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP.

Các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo ở Nghị định 81/2021/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện để giảm bớt gánh nặng tài chính cho học sinh, gia đình.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan tổng hợp ý kiến trong quá trình thực hiện để đề xuất, sửa đổi Nghị định 81 quy định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực xã hội và thực hiện an sinh xã hội.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.
Bỏ hình thức thi đối với thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024
Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.