Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 16:43 (GMT+7)

Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"

Theo dõi GĐ&PL trên

Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".

Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"

Dẫn dữ liệu công bố hằng tuần của Viện Y tế công cộng (Sciensano) cho thấy tỷ lệ người đến khám vì các triệu chứng giống cúm đã lên tới 1.199/100.000 dân. Tỷ lệ này được cho là "đặc biệt cao" và có thể còn cao hơn nữa do dữ liệu chưa đầy đủ.

Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải. Tỷ lệ nhập viện do cúm là 6,6/100.000 dân. Mặc dù con số này giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng các bệnh viện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh.

Ông Olivier Rubay, đại diện Bệnh viện Đại học Liège (CHU de Liège), cho biết bệnh viện đang chứng kiến tình trạng quá tải ở tất cả các khoa. Ông cũng nhấn mạnh rằng các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân, và việc chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện khác là không khả thi vì tất cả đều đã quá tải.

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng thiếu nhân sự vì một số nhân viên y tế cũng mắc bệnh cúm.

Các nhân viên y tế đang phải làm việc quá sức và chịu nhiều áp lực. Bác sĩ Julien De Greef, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels, cho biết điều khiến tình hình trở nên đặc biệt khó khăn là chuỗi các loại virus đường hô hấp liên tiếp đã khiến các nhân viên y tế có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần qua. Một điều đáng lo ngại khác là virus cúm năm nay có vẻ nguy hiểm hơn. Theo một bác sĩ đa khoa, bệnh nhân thường cần phải điều trị từ 5 đến 6 ngày.

Nghịch lý hiện nay là nhiều người bệnh không thể ở nhà đủ lâu để hồi phục và ngăn chặn sự lây lan của virus. Dù đã có khuyến nghị người bệnh ở nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhưng việc thiếu các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là lao động tự do và những người làm việc không thường xuyên, đang gây khó khăn tài chính cho chính họ. Điều này buộc nhiều người phải đi làm ngay cả khi chưa khỏi bệnh, làm tăng nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng.

Trước tình hình này, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân nên ở nhà khi bị bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Cùng chuyên mục

LHQ quan ngại về lệnh đóng băng viện trợ của Tổng thống Mỹ D. Trump
Ngày 4/2, một số cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng gần như toàn bộ viện trợ nước ngoài, nhấn mạnh rằng động thái này đang gây ra "tình trạng hỗn loạn" trong các hoạt động viện trợ nhân đạo mà LHQ đang và sẽ triển khai.
Indonesia đẩy mạnh nỗ lực chẩn đoán ung thư sớm
Ngày 4/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết chính phủ nước này đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về ung thư 2024–2034 trên cơ sở xem xét tỷ lệ các ca bệnh gia tăng và gánh nặng phát sinh đối với ngành y tế.
Canada tiếp tục thắt chặt việc cấp giấy phép du học cho sinh viên
Ngày 24/1, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) thông báo sẽ tiếp tục giới hạn số lượng sinh viên quốc tế mới được phép nhập cảnh vào nước này trong năm nay, khi chính phủ đang nỗ lực giảm bớt áp lực về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.