Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 30/01/2021 08:24 (GMT+7)

Bệnh viện dã chiến thứ 2 của Hải Dương thần tốc hoàn thành, đón bệnh nhân COVID-19 đến điều trị

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau 22 giờ nhận lệnh từ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bệnh viện dã chiến Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã hoàn thành, đủ khả năng tiếp nhận cho khoảng 210 bệnh nhân COVID-19, 10 giường cấp cứu và có tới 26 giường điều trị tích cực kèm theo thở máy.

Chiều ngày 29/1, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Y tế cùng sự vào cuộc thần tốc của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện dã chiến thứ 2 của tỉnh Hải Dương đã được thiết lập xong và đón những bệnh nhân đầu tiên đến điều trị. Bệnh viện có quy mô 210 giường bệnh đã đón 26 bệnh nhân đầu tiên.

Bệnh viện dã chiến thứ 2 của Hải Dương thần tốc hoàn thành, đón bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến điều trị Ảnh 1
Bệnh viện dã chiến thứ 2 của Hải Dương thần tốc hoàn thành, đón bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến điều trị Ảnh 2
Bệnh viện dã chiến Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã hoàn thành, đủ khả năng tiếp nhận cho khoảng 210 bệnh nhân COVID-19.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào lúc 17 giờ ngày 28/1, lãnh đạo Bệnh viện nhận được lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Ngay lập tức, các cán bộ chủ chốt của Bệnh viện Bạch Mai bắt tay triển khai, đưa ra nhiều kịch bản khác nhau.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm nặng nhất cần hết sức thần tốc. Bởi lẽ dịch bệnh lần này lây lan nhanh, các bệnh nhân được phát hiện dương tính đang được ở khu cách ly. 

Bệnh viện dã chiến thứ 2 của Hải Dương thần tốc hoàn thành, đón bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến điều trị Ảnh 3
Bệnh viện dã chiến thứ 2 của Hải Dương thần tốc hoàn thành, đón bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến điều trị Ảnh 4
Mọi công tác đón bệnh nhân điều trị đã sẵn sàng.

Ngay đêm 28/1/2021, đoàn chi viện của Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp cùng trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, các cơ quan ban ngành tỉnh để đưa ra phương án nhanh nhất có thể.

Theo ông Tuấn, phía bệnh viện điều động 27 cán bộ y tế bao gồm các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm, đã từng tham gia chống dịch tại Đà Nẵng về Hải Dương trực tiếp hỗ trợ. Đồng thời triển khai lắp ráp ngay các phương tiện máy móc, trang thiết bị tại bệnh viện dã chiến.

Cùng với đó, Bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp 80 giường dã chiến, trang thiết bị thiết yếu để đảm bảo Bệnh viện dã chiến tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đi vào hoạt động được ngay. Ví dụ như máy chụp X-quang di động, máy siêu âm 4D, điện tâm đồ, đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để có thể triển khai ngay khi điều kiện tại địa phương cho phép.

Sau 22 giờ đồng hồ nhận lệnh từ Bộ trưởng Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bệnh viện dã chiến Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã hoàn thành, đủ khả năng tiếp nhận cho khoảng 210 bệnh nhân COVID-19, 10 giường cấp cứu và có tới 26 giường điều trị tích cực kèm theo thở máy. 

Ngoài ra, phòng mổ dã chiến phục vụ các trường hợp bệnh nhân gặp sự cố cấp tính (viêm ruột thừa, mổ đẻ…) đã được thiết lập. Trong tương lai, tùy điều kiện tình hình của dịch, bệnh viện dã chiến này có thể mở rộng thêm 400 giường.

PGS.TS Đinh Thị Diệu Hằng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương cho biết, là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khi được giao nhiệm vụ  nên toàn bệnh viện xác định ngay đây là nhiệm vụ đột xuất nhưng rất quan trọng. 

"Chúng tôi đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo và xâ dựng phương án sử dụng bệnh viện của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Chúng tôi quyết định không nhận thu dung bệnh nhân mắc các bệnh khác, dành bệnh viện làm cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19”, bà Diệu Hằng nói.

Bà Diệu Hằng cho biết thêm, Trường được Bộ Y tế giao 2 nhiệm vụ: Thứ nhất là tham gia điều tra dịch tễ học để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Thứ 2 là tham gia điều trị bệnh nhân tại bệnh viện. 

“Với 2 nhiệm vụ này, chúng tôi đã huy động toàn bộ cán bộ, giảng viên, viên chức của ngành y tham gia tập huấn. 80 bác sĩ và các điều dưỡng cũng như 100 em sinh viên năm cuối của hệ điều dưỡng tham gia công tác điều trị. Huy động thêm 1.000 sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối sẵn sàng tham gia công tác điều tra dịch tễ và truy vết, lấy mẫu xét nghiệm” - bà Diệu Hằng nói.

Hiện nay, bệnh viện dã chiến đã hoàn thành xong hệ thống xử lý nước thải y tế và đã đưa vào vận hành đảm bảo được các điều kiện về môi trường an toàn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.