Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 08/12/2021 11:00 (GMT+7)

Acecook Việt Nam nói gì về vụ Pháp thu hồi hàng loạt lô mỳ tôm Hảo Hảo, mỳ Đệ Nhất?

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số lô mỳ tôm Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mỳ Đệ Nhất và mỳ lẩu thái của Acecook Việt Nam xuất sang Pháp bị yêu cầu thu hồi. Đại diện đơn vị này đã lên tiếng về vụ việc.

Theo Dân Việt, ngày 2/12, cơ quan chức năng Pháp thông báo thu hồi một số sản phẩm mì, phở và hủ tiếu ăn liền của Công ty Acecook Việt Nam xuất sang thị trường này.

Acecook Việt Nam nói gì về vụ Pháp thu hồi hàng loạt lô mỳ tôm Hảo Hảo, mỳ Đệ Nhất?
Ảnh minh hoạ.

Các sản phẩm thu hồi gồm mì tôm chua cay Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mỳ lẩu thái. Các lô bị thu hồi tại Pháp lần này có hạn sử dụng tới tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9/2022.

Lý do thu hồi là các sản phẩm trên chứa 2-chloroetanol (2- CE, chất chuyển hoá từ ethylene oxide - EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU. Cơ quan chức năng Pháp yêu cầu thu hồi trước ngày 31/1/2022.

Được biết, đây là lần thứ hai các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam xuất sang châu Âu bị yêu cầu thu hồi do chứa 2-CE vượt ngưỡng cho phép theo quy định của EU.

Trức đó, hồi tháng 8, Ireland yêu cầu thu hồi còn Đức, Hà Lan... cũng ra cảnh báo một số lô sản phẩm mì Hảo Hảo, miến ăn liền Good của Acecook Việt Nam vì chứa chất này.

Cũng theo Dân Việt đưa tin, trước sự việc trên, chia sẻ với báo chí, đại diện Acecook Việt Nam xác nhận đang cùng các đại lý phân phối tại Pháp thu hồi sản phẩm. Các lô này đều được xuất sang Pháp trước tháng 7/2021.

"Ngoài việc chủ động thu hồi sản phẩm tại thị trường Pháp, các đại lý cũng thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng về các lô sản phẩm trên", nguồn tin trên dẫn lời đại diện Acecook.

Theo Acecook Việt Nam, do quy định rất khắt khe của EU về cách tính hàm lượng EO tổng là giá trị tính toán gộp của cả EO tự do và 2-CE, nên sự có mặt của chất 2-CE dù rất nhỏ vẫn được EU nhận định là không phù hợp.

Trước đó, các lô mì, miến ăn liền bị một số nước châu Âu thu hồi từ tháng 8, theo Acecook Việt Nam, đã được công ty và đại lý thu hồi xong.

Sau đó, Acecook Việt Nam đã rà soát lại chuỗi cung ứng nguyên liệu để đảm bảo toàn bộ sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn về 2-CE của từng thị trường tương ứng. Với những sản phẩm được tiêu thụ tại Việt Nam, công ty nói đã xây dựng thêm những tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ cho sản phẩm.

Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) cho biết, đây là chất có hại cho sức khỏe con người và không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.

Việc tiêu thụ các sản phẩm nhiễm Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người tiêu dùng cần hạn chế việc tiếp xúc với chất này.

Ông Trần Việt Hoà, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết thêm, sau đợt sản phẩm của Acecook Việt Nam bị thu hồi tại Ireland và cảnh báo ở Đức, Hà Lan hồi tháng 8, Bộ Công Thương đã rà soát, kiểm tra lại toàn bộ danh mục sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm đang phân phối trong nước của doanh nghiệp này. Kết quả cho thấy các sản phẩm bán trong nước của Acecook Việt Nam không có EO.

Cơ quan này đồng thời cũng mở rộng kiểm tra với các sản phẩm mì ăn liền của nhãn hàng ở Việt Nam. Do quy mô kiểm tra, rà soát trên phạm vi rộng, kết quả cuối cùng đang được các cơ quan liên quan tổng hợp và "sẽ sớm được công bố".

Cùng chuyên mục

Những thông tin cơ bản để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin như:  Tên sản phẩm, hàng hóa; Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh...
Thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng: Cảnh báo về sự an toàn của sản phẩm y tế
Trong một thông báo mới nhất từ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, việc thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thông báo. Mẫu thuốc này được sản xuất tại Hàn Quốc và nhập khẩu bởi Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco. Việc thu hồi lô thuốc này đang gây lo ngại về an toàn sức khỏe của người dùng.
Giám sát tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả mạo nhãn hiệu Tide
Lực lượng QLTT TP. Cần Thơ vừa tiến hành giảm sát việc việc buộc tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả nhãn hiệu Tide trị giá 43 triệu đồng và 303 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đạt chất lượng có tổng trị giá gần 18 triệu đồng.
Mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đề nghị khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, khuyến nghị khách hàng khi nhận được các cuộc gọi số lạ, không hiển thị số điện thoại,… yêu cầu khách hàng nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị khách hàng liên hệ ngay đến Tổng đài Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Bắc 19006769 (trực 24/7) để được hỗ trợ.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.