Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 23/02/2025 11:46 (GMT+7)

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên

Theo dõi GĐ&PL trên

Có 4 nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm, ảnh hưởng phát triển chiều cao

Cơ thể trẻ em giống như một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng. Trong khi đó, dậy thì sớm giống như việc đột nhiên nhét một loạt "chất tăng tốc" vào một công trường xây dựng. Nó làm mọi thứ nhanh hơn, nhưng cái giá phải trả là việc xây dựng buộc phải dừng lại sớm trước khi tòa nhà đạt đến độ cao thiết kế.

Nói cách khác, mặc dù có thể giúp trẻ cao lớn nhanh chóng trong thời gian ngắn, nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa xương và làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Nhìn chung, tuổi xương và tuổi thực tế phải tương đương nhau, nhưng nếu quá trình phát triển diễn ra quá nhanh, tuổi xương thường già hơn tuổi thực tế. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn thông qua ví dụ.

Đối với trẻ bình thường: Cụ thể trẻ 9 tuổi, tuổi xương 9 tuổi, chiều cao có thể phát triển thêm 8-10 năm nữa (giống như vận động viên chạy marathon, chạy toàn bộ chặng đường với tốc độ không đổi).

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 1

Trẻ dậy thì sớm: Ở 9 tuổi, tuổi xương 12 tuổi, có thể chỉ còn 4-5 năm tăng trưởng nữa (giống như vận động viên chạy nước rút, hết năng lượng sau khi chạy).

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng hiện con mình cao hơn bạn bè cùng trang lứa, nên chắc chắn sau này sẽ đạt chiều cao lý tưởng. Trên thực tế, đây là một sự hiểu lầm. Mặc dù Trẻ phát triển rất nhanh trong một thời gian ngắn, nhưng nếu tuổi xương phát triển nhanh hơn chiều cao, sẽ tạo ra hệ lụy.

Chu kỳ tăng trưởng rút ngắn, nếu trẻ trẻ bình thường cao thêm 5cm mỗi năm và có thể cao thêm trong 10 năm, trong khi trẻ dậy thì sớm cao thêm 8cm mỗi năm nhưng chỉ có thể cao thêm trong 5 năm.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Giáo dục và Thúc đẩy Sức khỏe Trung Quốc, có khoảng 530.000 trẻ em ở nước này đang phải đối mặt với vấn đề dậy thì sớm..

Các chuyên gia chỉ ra có 4 thói quen từ bố mẹ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, được xem là “tác nhân vô hình” ẩn chứa trong cuộc sống hằng ngày, âm thầm rút ngắn chu kỳ tăng trưởng.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 2

Ảnh hưởng từ thói quen sử dụng đồ nhựa.

Nhiều bà mẹ có thói quen làm nhiều đồ ăn, sau đó cất vào tủ lạnh. Khi muốn ăn, chỉ cần bọc bằng màng bọc thực phẩm và hâm nóng trong lò vi sóng.

Tuy nhiên, lớp màng nhựa mỏng này đang âm thầm giải phóng bisphenol A và phthalates khi tiếp xúc với nhiệt. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ tiếp xúc liên tục với những "estrogen môi trường" này có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn trẻ bình thường.

Do đó, khi hâm nóng thức ăn, bố mẹ tháo bỏ lớp màng bọc thực phẩm, sử dụng ít hộp đựng thức ăn bằng nhựa và chọn bát hâm bằng gốm, thủy tinh, có chỉ định an toàn với lò vi sóng.

Đối với cốc đựng đồ uống nóng, hãy thử chọn chất liệu an toàn thép không gỉ, có khả năng chống ăn mòn tốt, hay cốc giấy thay vì cốc nhựa.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 3

Nguồn ảnh: Pinterest.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 4

Trẻ thức khuya dùng thiết bị điện tử

Hai nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc đã đưa ra dẫn chứng rằng việc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em.

Các nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ em có khả năng tự kiểm soát hạn chế, dễ dàng bị cuốn vào những trò chơi điện tử hấp dẫn hoặc các chương trình trên màn hình, thường chơi đến tận khuya. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, tác động trực tiếp đến nhịp tiết hormone tăng trưởng và androgen, bao gồm cả estrogen, dẫn đến những thay đổi sinh lý không mong muốn.

Bên cạnh đó, việc ngồi lâu chơi điện thoại di động hoặc trò chơi điện tử còn dẫn đến tình trạng thiếu vận động. Thiếu hoạt động thể khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa. Tế bào mỡ trong cơ thể giống như một "nhà máy nhỏ" tiết ra estrogen. Khi lượng tế bào mỡ tăng lên, nếu có quá nhiều estrogen được sản xuất, trẻ dễ bị phát triển sớm.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 5
Cho trẻ tiếp xúc thiết bị điện tử trong thời gian dài.

Hơn nữa, việc tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh, bao gồm phim ảnh tình cảm... trên Internet, cũng có thể kích thích quá trình dậy thì sớm. Những hình ảnh và thông điệp không phù hợp có thể tạo ra áp lực và kỳ vọng không thực tế về giới tính, khiến trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng và hình thành những suy nghĩ lệch lạc về bản thân và mối quan hệ với người khác.

Nếu như việc làm việc hay học tập kéo dài 8 tiếng mỗi ngày đảm bảo cho cơ thể được phát triển với chất lượng và số lượng nhất định, thì việc kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử cũng quan trọng không kém. Nhằm giúp trẻ có thời gian để vận động, tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển các kỹ năng xã hội.

Do đó, bố mẹ cần chủ động trong việc thiết lập những quy tắc rõ ràng về thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Thay vì để trẻ tự do lướt mạng xã hội hay chơi game, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, thể thao, hoặc các môn nghệ thuật.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 6

Dùng thức ăn nhanh để xoa dịu trẻ

Nhiều phụ huynh có thói quen dùng thức ăn nhanh để dỗ dành hoặc làm phần thưởng cho trẻ khi hoàn thành nhiệm vụ nào đó. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng calo, chất béo và đường cao nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết. Khi trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, có thể phá vỡ sự cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình tiết estrogen.

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ em có thể được ví như một chiếc ô tô. Trong quá trình phát triển bình thường, chiếc ô tô này có thể chạy với tốc độ ổn định, an toàn và hiệu quả. Nhưng nếu bố mẹ cho trẻ ăn thức ăn nhanh, giống như việc thêm "nhiên liệu kém chất lượng" vào xe hơi.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 7
Dùng thức ăn nhanh để xoa dịu trẻ.

Mặc dù chiếc xe có thể chạy rất nhanh trong thời gian ngắn, cho thấy trẻ có thể tăng chiều cao nhanh chóng trong giai đoạn đầu, nhưng lại dẫn đến sự hỏng hóc của động cơ (thân thể). Khi trẻ tiêu thụ quá nhiều thức ăn không lành mạnh, các đĩa sụn trong cơ thể có thể đóng lại sớm hơn, làm giảm khả năng phát triển chiều cao trong tương lai.

Bên cạnh đó, thức ăn nhanh còn có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và những vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường hay bệnh tim mạch. Những trẻ đã quen với việc thưởng thức thức ăn nhanh có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh khẩu phần ăn và thói quen dinh dưỡng khi trưởng thành.

Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi trẻ phải đối mặt với những vấn đề về cân nặng và tâm lý trong tương lai.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 8

Uống trà sữa thay nước

Không ít phụ huynh thích uống trà sữa, và thói quen này cũng ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Trà sữa là thức uống phổ biến, trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực hiện đại. Tuy nhiên, một cốc trà sữa có lượng calo tương đương với 10 viên đường cộng thêm nửa bát cơm.

Khi lượng đường này đi vào cơ thể, cung cấp năng lượng tức thời, dễ dàng dẫn đến tình trạng dư thừa calo. Năng lượng dư thừa này sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể, gây ra những hệ lụy lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em.

4 thói quen xấu từ bố mẹ khiến trẻ dậy thì sớm, khó có chiều cao lý tưởng khi lớn lên - 9
Uống trà sữa thay nước.

Khi các tế bào mỡ tích tụ ngày càng nhiều, sẽ bắt đầu tiết ra aromatase, một enzyme có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi testosterone thành estrogen. Quá trình này làm gia tăng mức estrogen trong cơ thể, có thể đẩy nhanh dậy thì, khiến trẻ dễ gặp phải những thay đổi sinh lý sớm hơn so với tuổi.

Vì vậy, điều quan trọng là hãy tránh đồ uống có đường nếu có thể. Thay vào đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nước, nước trái cây tự nhiên hoặc các loại trà thảo mộc không đường.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một số loại đồ uống được quảng cáo là không đường có thể không an toàn vì thường chứa chất tạo ngọt nhân tạo, có thể gây ra những tác động nhất định nếu tiêu thụ trong thời gian dài.

Cùng chuyên mục

Tin mới