Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/03/2021 07:15 (GMT+7)

'Giáo viên học chứng chỉ nghề nghiệp để còn biết hệ thống quản lý nhà nước'

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước việc nhiều giáo viên bức xúc cho rằng, việc phải học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là lãng phí, không cần thiết, PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện hành chính Quốc gia cho rằng, nói không cần thiết là chủ quan.

PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cho hay, trong Luật Viên chức, người lao động được phân thành các hạng. Để được xếp vào ngạch, hạng cụ thể, người lao động phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhất định nào đó nằm trong ngạch, hạng đó. Mỗi ngạch, hạng có tiêu chí khác nhau. Ví dụ, ở bậc đại học, giảng viên sẽ có yêu cầu khác với giảng viên chính, giảng viên chính yêu cầu khác với giảng viên cao cấp.

tm-img-alt
PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia

Cụ thể, nếu là giảng viên cao cấp thì phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có chứng chỉ bồi dưỡng hạng cao cấp... Trong khi đó giảng viên bình thường thì không cần. "Nếu nói là biết rồi không cần phải qua những lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp nữa là chủ quan. Anh là giáo viên dạy giỏi, dạy tốt nhưng vẫn phải yêu cầu chuẩn các điều kiện về vị trí việc làm", PGS.TS Ngô Thành Can nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của không ít giáo viên phổ thông cho rằng, những kiến thức được trình bày tại các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp không mới, thậm chí có những kiến thức đã được học đi học lại, PGS.TS Ngô Thành Can cho rằng, giáo viên nghĩ rằng hàng ngày lên lớp dạy Văn-Toán-Lý-Hóa... đảm bảo đủ kiến thức và dạy giỏi là được rồi. Nhưng ở vị trí của người giáo viên, họ phải biết được hệ thống quản lý nhà nước là gì? Hệ thống mà anh đang làm việc tại nhà trường “dọc ngang" thế nào? Khi cần thiết thì phải biết những cơ quan nào liên quan đến cơ quan nào? "Cái này không thể nói là không cần thiết. Không thể nói làm một giảng viên, một giáo viên của hệ thống ấy lại không biết và nếu không được đào tạo thì không thể biết được" - PGS.TS. Ngô Thành Can nêu quan điểm.

Tuy nhiên, PGS.TS Ngô Thành Can cũng thừa nhận, việc vận dụng quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp ở nơi này, nơi kia còn quá đi vào chi tiết, vụn vặt. Ví dụ yêu cầu về ngoại ngữ. Đối với một người ở vị trí việc làm không yêu cầu cao lắm thì chỉ cần yêu cầu trình độ ngoại ngữ cơ bản. Nhưng nếu làm ở vị trí đối ngoại, làm công việc liên quan nước ngoài thì bắt buộc ngoại ngữ phải giỏi.

Thực tế hiện nay đang đặt ra yêu cầu hơi cao và cứng nhắc dẫn đến những bức xúc của người lao động trong đó có giáo viên. Và chính từ phản ánh của giáo viên mà Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ cũng đã có sự thỏa thuận, thống nhất về việc không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên.

T.S. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho biết, ông từng được mời đi giảng bài tại các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho đối tượng là giảng viên đại học. Ông cho rằng, việc giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng này là cần thiết. Nhưng vấn đề là nội dung học như thế nào?

Thực tế khi tham gia giảng bài cho các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, TS. Lê Viết Khuyến nhận thấy có nhiều nội dung trùng lặp và không thiết thực và đây chính là điều đáng nói. Ví dụ có những nội dung lớp bồi dưỡng chức danh Giảng viên hạng 3 đã học rồi nhưng khi bồi dưỡng Giảng viên hạng 2 lại học, thậm chí kiến thức này còn lặp lại ở lớp bồi dưỡng Giảng viên hạng 1.

TS. Lê Viết Khuyến cũng cho hay, quy định bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là do Bộ nội vụ quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục (theo Luật viên chức). Do vậy, Bộ Nội vụ cần xem xét lại quy định này, việc mở các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp phải thực chất chứ không nên hình thức và nặng đối phó như hiện nay.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Vinschool - Hệ thống giáo dục thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện tới Thành phố đảo Ngọc.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.
Nữ học sinh lớn 8 đánh bạn trong nhà vệ sinh
Mạng xã hội đang xôn xao clip một nữ sinh Trường THCS &THPT Võ Văn Kiệt (TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị một nữ sinh cùng khối đánh trong nhà vệ sinh của trường. Sự việc khiến 3 học sinh bị đình chỉ học tập.
Học sinh TP.HCM nghỉ hè từ 26/5
Theo thông báo mới nhất từ Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, học sinh các cấp trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ hè từ ngày 26/5 đến ngày 31/5.

Tin mới