Một tên sách giáo khoa 2 mức giá, NXB Giáo dục Việt Nam nói gì?
Mới đây, một số phụ huynh đi mua sách giáo khoa (SGK) sớm cho con phản ánh, nhiều cửa hàng sách, tồn tại cùng một tên sách giáo khoa, nhưng lại có các mức giá bán khác nhau, chênh lệch vài ngàn đồng mỗi quyển.
![]() |
Đơn cử như SGK tiếng Anh lớp 3, có cuốn in giá bán là 37.000 đồng, nhưng có quyển khác in giá bán là 40.000 đồng.
Tương tự, cuốn SGK tiếng Anh lớp 4 có cuốn in giá 39.000 đồng, những cuốn khác có giá 42.000 đồng.
Giải đáp về vấn đề này, ông Lê Hoàng Hải, Phó Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, năm 2019, NXB Giáo dục Việt Nam được Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh tăng giá SGK để đảm bảo cân đối những chi phí cần thiết.
Quyết định tăng giá SGK chính thức bắt đầu có hiệu lực từ năm học 2019-2020. Do đó những SGK đã in từ những năm 2018 trở về trước vẫn tồn tại trên thị trường sẽ bán theo giá cũ. Những sách in mới năm nay sẽ được điều chỉnh theo giá tăng cao hơn.
Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết thêm, ngoài vấn đề chênh lệch giá sách, năm học 2019-2020 cũng là năm cuối cùng sử dụng SGK theo chương trình hiện hành, trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Để khắc phục tình trạng các nhà sách không nhập thêm sách để tránh tồn kho, NXB Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ các công ty sách địa phương để các đơn vị yên tâm dự trữ, không gây thiếu sách trên thị trường.
Trước thềm năm học mới, ông Lê Hoàng Hải cũng khuyến cáo phụ huynh ngoài những SGK bắt buộc, nên tránh tình trạng mua quá nhiều sách tham khảo nhưng lại không dùng đến.
Đầu năm học 2018-2019 nhiều tỉnh thành xuất hiện tình trạng thiếu sách giáo khoa. Nhiều phụ huynh chật vật nhờ cậy khắp nơi mới gom đủ đầu sách cho con học. Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã khảo sát một số nội dung trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017. Báo cáo nêu rõ việc có duy nhất đơn vị được tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa trong suốt 60 năm (1957-2017) dẫn đến nguy cơ lạm dụng vị trí độc quyền, hạn chế cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá bán. Cơ quan này chỉ ra nhiều bất cập khác trong phát hành sách, như chiết khấu cao, giá một số loại sách VNEN, Công nghệ Giáo dục cao gấp 3-4 lần sách thông thường. Chính phủ sau đó chỉ đạo 'không để độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa. |
Theo VOV
Tin Liên quan
Tin Học đường tiếp theo
Tin Học đường mới nhất

Tin đọc nhiều
-
Nhiều viên chức Trường CĐCN&KTCN khốn khổ vì 'bị giải quyết' nghỉ việc không lương
-
Hòa Bình: Tiếp Tục khai trừ khỏi Đảng với cán bộ hối lộ để nâng điểm thi
-
Học sinh trường Gateway tử vong: Sở Giáo dục Hà Nội lần đầu lên tiếng
-
Trường đại học quy định mặc đồng phục, cấm để đầu trọc
-
Không biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục sử dụng 16 triệu USD làm gì?